Thực hiện các thủtục phân tích sơ bộ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 52)

- Kết quả: Xem phụ lục 02

- Nhận xét: Qua bảng phân tích sơ bộ BCTC ở trên ta thấy các khoản có sự biến động tương đối cao. Trong đó có các khoản biến động giảm như:

+ Khoản mục nợ phải trả người bán: Giảm 11.447.702.322 đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ là 23,63%, số biến động giảm tương đối nhiều. Nên cũng phả ánh tình hình nợ tốt của công ty. Bên cạnh đó KTV nên xem xét chính sách mua hàng của công ty tìm hiểu nguyên nhân giảm của khoản mục này, vì có thể công ty có sai sót.

+ Khoản mục trả trước cho người bán: Giảm 335.561.980 đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ 40,13% khoản này giảm so với năm trước, KTV cần chú ý và kiểm tra các yếu tố liên quan đến việc giảm này. Để tránh công ty có sai sót trong qua trình hạch toán, ghi nhận vào sổ sách, hoặc cố tình ghi giảm.

Ngoài biến động giảm còn có các biến động tăng như:

+ Khoản mục phải trả khác: Tăng 265.000.357 đồng so với năm 2014 tương ứng tỷ lệ là 57,08%. Tỷ lệ tăng khá nhiều nên KTV cần lưu ý các thủ tục kiểm tra nguyên nhân tăng của khoản mục này nhằm giảm thiểu rủi ro.

- Kết luận: Qua sự phân tích biến động của các khoản mục trên, KTV cần kiểm tra rõ các biến động của các khoản mục này , tìm hiều nguyên nhân tăng giảm của từng khoản mục cụ thể và cần chú ý kiểm tra khoản mục có sự biến động cao hơn so với các khoản mục còn lại. Để tìm ra các sai sót trong quá trình hạch toán của công ty khách hàng.

3.2.1.5. Rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếua. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w