I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
2. Các lối chơi chữ:
-Dùng cách nói trại âm
VD: Sánh với Na-va “ranh tướng” pháp Trại âm giữa:ranh tướng (Châm biếm ) với danh tướng ( Tôn kính ) Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
( Tú Mỡ ) -Dùng cách nói điệp âm
VD:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Điệp âm “ M ” Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tỳ Mỡ )
-Dùng cách nói lái VD1: Mộc tồn → cây còn → con cầy . Cưa ngọn → con ngựa .
Con cá đối bỏ trong cối đá, Núi lái: Cá đối = cối
đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo Mèo cái = mái
kèo Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
( Ca dao ) - Dùng cách nói trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa VD1:
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai, Trái nghĩa:
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng. Sầu riêng >< vui
chung
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
VD2: “Nửa đêm giờ tới canh ba Vợ tôi con gái, đàn bà, nữ nhi .”
→ Dùng từ gần nghĩa, từ đồng nghĩa để chơi chữ .
II, LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1: Chỉ ra lối chơi chữ trong 2 câu thơ và nêu tác dụng: “ Nhớ nước đau
lòng ...gia gia”
Bài 2: Tìm các hiện tượng chơi chữ trong các ví dụ sau và cho biết chúng
thuộc lối chơi chữ nào? a. Bỏ làng chạy vào làng Bo b. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ? c. Con kiến bò trên đĩa thịt bò
Bài 3:
GỢI Ý:Bài 1: Bài 1:
Bằng NT chơi chữ: Dùng từ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc quốc, gia gia = quốc gia( nước nhà) kết hợp với bút pháp ước lệ bà HTQ đã giãi bày nỗi lòng mình trước cảnh. Giữa ko gian tĩnh lặng gần như tuyệt ấy của ĐN, vẳng lên tiếng chim quốc khắc khoải, tiếng chim gia gia não nuột. Đó là âm thanh có thật mà cũng có thể là tiếng vọng từ tâm trạng chất chứa nỗi buồn thời cuộc của nhà thơ.Tiếng chim kêu kô làm cho cảnh vui lên thêm chút nào mà lại làm tăng phần quạnh quẽ, cô liêu. Phải chăng đó chính là tiếng lòng của kẻ mang nặng tâm trạng u buồn thất vọng, nhớ nước, thương nhà.
Bài 2:
a. Bò lang >< làng Bo => dùng lối nói lái
b.Già >< non => dùng từ trái nghĩa c.Bò 1: động từ
Bò 2: danh từ => Dùng từ đồng âm
Bài 3:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1: Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để
chơi chữ ?
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra. Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia
Bài 2: Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm
một bài thơ tỏ lòng như sau:
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
Trong bài thơ này, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào? (Lối chơi chữ trong bài thơ xuất hiện từ thành ngữ Hán Việt nào? Và thể hiện ý nghĩa gì?
Bài 3: Em có suy nghĩ gì về những trường hợp chơi chữ sau? Từ đó enm có
lưu ý gì khi sử dụng lối nói chơi chữ?
VD: Hai bạn Lan và Huệ nói chuyện với nhau. Lan hỏi:
-Bạn thấy cái áo mình đẹp không?
Huệ trả lời:
-Xấu òm!
Lan nói:
-Mày hồn nhiên như con điên.
GỢI Ý:Bài 1: Bài 1:
⇒ Chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau, chỉ các loài rắn: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
- Chơi chữ đồng âm : Trong bài thơ, câu nào cũng có từ mà nghĩa thứ nhất chỉ một loài rắn còn nghĩa thứ hai:
+ rắn: sự cứng đầu, bướng bỉnh; + thẹn đèn: sự xấu hổ;
+ mai: ngày mai; + gầm: tiếng thét; + ráo: trạng thái khô;
+ hổ lửa: tủi hổ, xấu hổ vì kém cỏi;
+ Trâu Lỗ: là tên nước, quê hương của Mạnh Tử Khổng Tử .
Bài 2: Trong bài thơ Bác Hồ dùng lối chơi chữ: Dùng từ đồng âm và trái nghĩa:
- Đồng âm:
+ “cam”: trái cam (danh từ) - “cam”: vui vẻ, hạnh phúc (tính từ); + “khổ”: khổ qua (danh từ) – “khổ”: cay đắng (tính từ)
- Trái nghĩa: “khổ” (cay đắng) - “cam” (ngọt ngào, hạnh phúc)
⇒ Thành ngữ Hán Việt khổ tận cam lai có nghĩa là hết khổ rồi đến sung sướng.
⇒ Sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai đất nước (kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp).
Bài 3: