- Quê của tô iở Thanh Hoá.
2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:
- Là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau . - Ví dụ :
+ “Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” .
( Hồ Chí Minh ) “Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng ”.
( Việt Bắc – Tố Hữu )
II, LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Bài 1: a) Hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ chết. Bài 1: a) Hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ chết.
b) Trong số những từ vừa tìm được, từ nào có thể thay thế được từ chết
trong câu văn sau : Chiếc ô tô bị chết máy.
c) Từ nào sau đây :“ nhai, nhá, ăn, chở” có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu sau :
- Em bé đang... cơm.
Bài 2:
a) So sánh nghĩa của từ quả và tráitrong hai ví dụ sau:
– Rủ nhau xuống biển mò cua Đem về nấu quả me chua trên rừng
(Trần Tuấn Khải)
– Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
b) Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinhtrong hai câu dưới đây có chỗ nào giống và khác nhau?
– Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
– Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
Bài 3: Cho đoạn thơ:
" Trên đường cát mịn một đôi Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa Gậy trúc dát bà già tóc bạc Tay lần tràn hạt miệng nam mô" (Nguyễn Bính)
a) Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm. b) Đặt câu với các từ em vừa tìm được.
GỢI Ý:
Bài 1: a, Những từ đồng nghĩa với từ chết : mất, về cõi vĩnh hằng, từ trần, hai
năm mươi về già quy tiên, tắt…
b) Trong số những từ vừa tìm được, từ « tắt » có thể thay thế được từ chết trong câu văn sau : Chiếc ô tô bị tắt máy.
c) Từ nào sau đây :“ nhai, nhá, ăn,chở” có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu sau :
- Tàu vào cảng chở than. - Em bé đang ăn cơm.
Bài 2:
a. Hai từ này đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, có thể thay thế được cho nhau
trong văn cảnh. b.Hai từ đã cho:
– Giống nhau: đều dùng để chỉ cái chết.
– Khác nhau: Về sắc thái biểu cảm (từ hi sinh chỉ cái chết đáng tôn trọng, ngược lại từ bỏ mạng thường dùng để chỉ cái chết của những kẻ xấu xa)
Hai từ này tuy cũng có những nét nghĩa tương đồng nhưng có những trường hợp không thể thay thế được cho nhau.
Bài 3:
a ) tìm từ đồng nghĩa ; đỏ - thắm, đen – thâm, bạc – trắng b) hs chú ý đặt câu cho đúng sắc thái
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây:
(1) Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi. (2) Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về. (3) Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
(4) Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy. (5) Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
Bài 2: Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây : “ Nhanh nhảu , nhanh nhẹn , nhanh chóng ” .
a) Công việc đã được hoàn thành ……….
b) Con bé nói năng ………
c) Đôi chân Nam đi bóng rất ………
Bài 3: Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa.
Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó .
Bài 4: Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa
sau đây:
– ăn, xơi, chén; – cho, tặng, biếu; – yếu đuối, yếu ớt; – xinh, đẹp;
– tu, nhấp, nốc.
GỢI Ý:
Bài 1: (1) – trao, chuyển; (2) – tiễn; (3) – kêu ca, ca thán; (4) – mắng; (5) – mất. Bài 2:
a ) Nhanh chóng b ) Nhanh nhảu . c ) Nhanh nhẹn .
Bài 3:
Từ đồng nghĩa hoàn toàn Chăm chỉ , cần cù , siêng năng , cần mẫn , chịu khó ,
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Chết , hi sinh , tạ thế , thiệt mạng ,cho , biếu , tặng , nhìn , liếc , nhòm , dòm
* Hoặc có thể xếp như sau : a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng
b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm c) cho, biếu, tặng
d) kêu, ca thán, than, than vãn
e) chăn chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó g) mong, ngóng, trông mong
Bài 4:
Các nhóm từ gồm các từ đồng nghĩa, chỉ khác nhau về sắc thái biểu cảm.
– ăn: sắc thái bình thường; xơi: sắc thái lịch sự, xã giao; chén: sắc thái suồng sã, thân mật.
– cho: sắc thái bình thường, có khi là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn, có khi là sắc thái ngang bằng, thân mật; biếu: thể hiện sự kính trọng, của người dưới với người trên; tặng: không phân biệt ngôi thứ trên dưới.
– yếu đuối: thiếu hụt hẳn về thể chất và tinh thần; yếu ớt: nói về sức mạnh thể chất, thiếu sức lực hoặc có tác dụng coi như không đáng kể.
– xinh: dùng bình phẩm với người còn trẻ, thiên về hình dáng bên ngoài, chỉ vẻ nhỏ nhắn, ưa nhìn; đẹp: nghĩa rộng hơn, không chỉ dùng bình phẩm về hình thức, được xem là cao hơn, toàn diện hơn xinh.
– tu: uống nhiều, liền một mạch, không mấy lịch sự; nhấp: uống từng tí một bằng đầu môi, thường là để cho biết vị; nốc: uống nhiều, nhanh, thô tục.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1 . Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân ” ?
A . Nhà văn . B . Nhà thơ . C . Nhà báo . D . Nghệ sĩ .
2 . Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tốcòn lại ?