- Chè1 , chè2, chè3 : danh từ .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1: Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại con vạc cho người hàng xóm? Nếu là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân biệt phả trái?
Ngày xưa có anh chàng mượn của hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: "Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả." Anh chàng nói: "Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò."
- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? - Anh ta trả lời. - Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
Bài 2: Giải thích nghĩa của các cặp từ :
a) Những đôi mắt sáng 1 thức đến sáng 2 .
b) Sao đầy hoàng hôn trong1 mắt trong2 .
c) - Mỗi hình tròn có mấy đường kính1 . - Giá đường kính 2đang hạ .
Bài 3: Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau :
a) Đá ( danh từ ) – đá ( động từ ) . b) Bắc ( danh từ ) – bắc (động từ ) . c) Thân ( danh từ ) – Thân ( tính từ ) .
Bài 4: Giải các câu đố sau:
a) Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (Là con gì?)
b) Hai cây cùng có một tên
Cây xòe mặt nước, cây lên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ. (Là cây gì?)
Theo Lê Như Sâm
GỢI Ý:
Bài 1: Chú ý các từ đồng âm:
• vạc: con vạc - cái vạc
• đồng: làm bằng đồng (một chất kim loại) - cánh đồng, ngoài đồng. Anh chàng kia đã mượn hiện tượng đồng âm để thoái thác việc trả cái vạc cho người hàng xóm. Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng. Để tránh sự lẫn lộn giữa các từ đồng âm và cũng là cách để có thể xử kiện chính xác là phải đặt các từ vạc, cò, đồng vào trong ngữ cảnh với sự kết hợp chặt chẽ cùng các từ khác.
Bài 2:
a, - Sáng 1 : Tính chất của mắt , trái nghĩa với mờ , đục , tối . - Sáng 2 : Chỉ thời gian , phân biệt với trưa , chiều , tối . b) - Trong1 : chỉ vị trí , phân biệt với ngoài , giữa .
- Trong2 : Tính chất của mắt , trái nghĩa với mờ , đục , tối . c) - Đường kính1 : dây kính lớn nhất đi qua tâm đường tròn . - Đường kính2 : Sản phẩm được chế biến từ mía , củ cải , …
Bài 3:
a) Con ngựa đá đá con ngựa vằn .
b) Bắc đã bắc xong nồi cám lợn .
c) Những người thân khi trở về họ lại càng thân thiết hơn .
a) Là con chó thui.
b) Là cây hoa súng và cây súng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng. b) Hòn đá – đá bóng.
c) Ba và má – ba tuổi.
Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.
M: - Nhà nhà treo cờ mừng ngày quốc khánh.
- Cờ là một môn thể thao được rất nhiều người yêu thích.
Bài 3: Đọc mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình
đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng.
Tiền tiêu
Nam: - Cậu có biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy. Bắc: - Sao cậu bảo bố cậu là bộ đội?
Nam: - Đúng rồi, thư trước ba mình báo tin: "Ba đang ở hải đảo." Nhưng thư này ba mình nói là ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc.
Bắc: !!!
Bài 4: Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng âm
GỢI Ý:Bài 1: Bài 1:
a) – Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. - Tượng đồng: làm bằng kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim.
- Một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
b) – Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, giòn, thường kết thành tảng lớn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc.
- Đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
c) – Ba và má: bố, cha, thầy, mẹ, u, bầm… - một trong những cách xưng hô đối với người sinh thành ra mình.
- Ba tuổi: biểu thị số năm sinh sống trên đời là 3.
Bài 2:
a) Bàn:
- Sau khi học xong, em nhớ dọn dẹp sách, vở, bàn ghế lại cẩn thận.
- Nhóm bạn của Lan đang bàn nhau tìm cách giúp đỡ Hoàng học tốt môn Toán. b) Cờ:
- Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta.
- Ông nội của Lan và ông ngoại của Mai thường đánh cờ vào buổi sáng. c) Nước:
- Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. - Nước ta có hình dáng như chữ S.
Bài 3: Nam nhầm lẫn từ "tiêu" trong cụm từ "tiền tiêu" (tiền để tiêu) với
tiếng "tiêu" trong từ đồng âm "tiền tiêu" (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về quân địch).
Bài 4: Tham khảo đoạn văn: Tôi và Nga là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Nga thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nga thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Nga, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
( Hát hay không bằng hay hát. Đồng âm: hay
hát hay: " hay" chỉ lời khen.
hay hát: " hay" chỉ việc làm thường xuyên)