Sáng kiến có thể áp dụng ở tất cả các nội dung khác của chương trình Lịch sử lớp 8 và ở các cấp học khác nhau hoặc trong các trung tâm bồi dưỡng chính trị khi học các chuyên đề về lịch sử.
Kết quả của sáng kiến là rất khả quan, mang lại lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Đây cũng là một cách tiếp cận hoàn toàn chủ động cho giáo viên và học sinh được phát huy tối đa sự sáng tạo và nâng cao rõ rệt chất lượng bộ môn Lịch sử trong các nhà trường.
* Đối với học sinh:
Thứ nhất: về mức độ biết và hiểu kiến thức của học sinh.
Học sinh nắm rất chắc các kiến thức Lịch sử đặc biệt là học sinh hình thành được biểu tượng lịch sử một cách sinh động. Chính nhờ những biểu tượng Lịch sử sinh động đó giúp các em biết phân biệt bản chất các sự kiện, nắm được những phần quan trọng một cách sâu sắc và có hệ thống, đồng thời khả năng tái hiện kiến thức của các em rất rõ ràng.
Thứ hai: về sự hứng thú của học sinh với bộ môn.
Trước đây học lịch sử là một điều rất khó khăn với học sinh vì đặc trưng Lịch sử dài và khó nhớ. Càng khó khăn hơn khi tâm lý của các em không hứng thú dẫn đến thờ ơ và chán nản rồi ghét học bộ môn. Tuy nhiên khi áp dụng những giải pháp là các kỹ thuật tương tác - hứng thú của học sinh với bộ môn tăng lên rõ rệt. Các em mong chờ tiết học, phát biểu nhiều hơn trong giờ học, đặt nhiều câu hỏi hơn…điều đó chứng tỏ các em đã rất quan tâm đến bộ môn
Thứ ba: về ý thức đạo đức của học sinh đã tốt hơn rất nhiều.
Từ những bài học Lịch sử thông qua những giải pháp trên học sinh được giáo dục một cách sinh động và thực tế về những kỹ năng sống, đơn giản là những ứng xử hàng ngày, những định hướng nghề nghiệp, những thái độ tích cực, khả năng kiềm chế cảm xúc. Lịch sử chính là cuộc sống của con người ở
đó có người thực, việc thực. Qua những hoạt động trải nghiệm học sinh được cảm nhận và trải nghiệm bản thân. Tất cả tạo nên những bài học sinh động, học sinh tự cảm nhận thấy được sự đúng đắn và sự thuyết phục điều đó giúp các em dễ dàng làm theo những gì các em cho là đúng – sự thành công của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là ở điều đó.
Thứ tư: về khả năng tư duy loogic và bổ trợ các môn học khác của học sinh cũng tốt hơn
Học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa các môn học. Các em cũng được học tập cách liên hệ bộ môn trong quá trình làm bài nhất là trong việc viết văn hay xử lý một tình huống trong môn Giáo dục công dân, một bài trình bày về tình hình kinh tế xã hội của một đất nước trong môn Địa lý…thậm chí trong các cuộc thi học sinh giỏi hay bất cứ cuộc thi nào học sinh có thể tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức. Tư duy lô gic và tư duy sáng tạo ngày càng được phát huy. Việc học tập theo cách tương tác, chủ động, tự học giúp các em cảm thấy sinh động, hấp dẫn và phù hợp với những thị hiếu đang thay đổi của các em hiện nay.
*Đối với giáo viên
Việc áp dụng các giải pháp trên giúp giáo viên thiết kế bài học hay và sáng tạo đem lại thành công cho giáo viên trong mỗi tiết học, bài học. Đây cũng là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Điều này đang ngày càng quan trọng khi nhà nước ta đang chuẩn bị có những cải cách to lớn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Việc cho phép học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo giúp giáo viên gần gũi hơn với học sinh. Tạo điều kiện để môn học trở nên dễ dàng và phù hợp với thị hiếu của học sinh mà vẫn không đánh mất giá trị giáo dục của môn học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận
Đổi mới PPDH là một phần trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục mà ngành giáo dục nước ta đang tiến hành, là vấn đề quan trọng, cấp thiết hiện nay. Nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của giáo dục cần đào tạo những công dân tương lai của đất nước được trang bị đầy đủ những kiến thức khoa học cơ bản, những năng lực cần thiết để thích ứng với xã hội thông tin năng động như hiện nay và trong tương lai. Bên cạnh đó, thực tiễn dạy học nói chung, DHLS ở trường phổ thông nói riêng còn đang tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi phải thay đổi về quan niệm và PPDH, từng bước nâng cao chất lượng bài dạy, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS trong nhà trường, cũng như rèn cho HS sự chủ động và khả năng thích ứng khi ra ngoài xã hội.
Có nhiều con đường, biện pháp góp phần đổi mới PPDH, phát triển năng lực HS, trong đó có sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực. Hướng dẫn HS KTTT trong dạy học môn Lịch sử nói riêng, dạy học nói chung có vai trò quan trọng, định hướng cho GV thay đổi từ cách dạy truyền thống theo lối mòn trước đây, hướng tới PPDH mới, chú trọng tính tích cực của HS. Qua đó, các em được chủ động, tích cực nghiên cứu bài học, dần hình thành khái niệm và góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cũng như phát triển năng lực cho các em. Những KTTT khi được vận dụng trong dạy học bộ môn có ý nghĩa trên cả ba mặt: về kiến thức, góp phần giúp HS lĩnh hội kiến thức lịch sử ở cả ba mức độ biết, hiểu và vận dụng; về mặt kĩ năng, giúp HS phát triển những năng lực, kĩ năng cần thiết như tri giác, ghi nhớ, hình dung, kĩ năng phân tích, tổng hợp, suy luận, kĩ năng diễn đạt nói…;về mặt tư tưởng, tình cảm, góp phần bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, tình cảm, phẩm chất cho HS Để hướng dẫn học sinh có hiệu quả các KTTTtrong bộ môn Lịch sử, GV cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu kĩ càng về những KTTT đó. Khi vận dụng vào bài học cụ thể, GV cần căn cứ vào điều kiện của từng trường và địa phương mình để có hình thức, biện pháp sử dụng phù hợp, linh hoạt. Bên cạnh việc vận dụng những KTTT một
cách linh hoạt, GV vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc chung của lí luận dạy học và PPDH bộ môn.
Kết quả thực nghiệm sư phạm là căn cứ bước đầu khẳng định tính khả thi, hiệu quả của những biện pháp nêu ra. Những biện pháp,hình thức sử dụng các KTTT không chỉ vận dụng vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) lớp 8, mà còn có thể vận dụng cho quá trình DHLS ở trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.