Sử dụng kĩ thuật dạy học cho Hoạt động Khởi động

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ - THCS - NGUYỄN THỊ HƯỜNG - KINH MÔN (Trang 26 - 29)

4. Các biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học khi dạy phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lớp

4.1. Sử dụng kĩ thuật dạy học cho Hoạt động Khởi động

Ví dụ 1: Khi dạy các bài trong phần Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918, để

khắc sâu những sự kiện, nhân vật lịch sử, chúng ta có thể chia nhóm theo số

điểm danh, theo các triều đại lịch sử hay các vấn đề lịch sử. Giáo viên yêu cầu

học sinh điểm danh từ 1 đến 4/5/6... (tuỳ theo số nhóm giáo viên muốn có là 4, 5 hay 6 nhóm...); hoặc điểm danh theo triều đại Tự Đức, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân...); hoặc điểm danh theo vấn đề lịch sử (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...)

- Yêu cầu các học sinh có cùng một số điểm danh hoặc cùng một triều đại/cùng một vân đề/sẽ vào cùng một nhóm.

Ví dụ 2: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu Bài 27: “Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX”

Để tạo tình huống học tập (khởi động), giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình ảnh về cuộc khởi nghĩa Yên Thế và những thủ lĩnh của phong trào và hướng dẫn HS đưa ra những nhận xét về đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. HS sau khi quan sát các em có thể vận dụng kĩ thuật“4S” để trình bày quan điểm của mình để tạo thiện cảm với thầy (cô) và các bạn như sau:

+ See eyes: Đầu tiên các em nhìn vào mắt của những người đang theo dõi, đang

chuẩn bị lắng nghe mình. Điều này giúp HS thu hút được sự chú ý của người nghe đối với nội dung mà HS chuẩn bị trình bày.

+ Smile:Trước khi trả lời các em cần mỉm cười để tạo không khí gần gũi, thân thiện trong giờ học.

+ Say hello: Sau khi thu hút được sự chú ý của người nghe và tạo được thiện cảm ban đầu với việc “See eyes và smile” em hãy gửi lời chào tới các thầy cô

và bạn bè.

- Em xin kính chào các thầy (cô) giáo. -Xin chào các bạn…

-Giới thiệu tên……… nhóm…….. (nếu có)

+ Say something:Sau khi chào hỏi, giới thiệu bản thân và nhóm (nếu có). Các

ảnh, một con số ấn tượng, địa danh, một câu thơ… (thật ngắn gọn) để dẫn dắt vào vấn đề chính cần trình bày…

Thế là vùng đất gắn bó với Bắc Giang từ thưở sơ khai lập quốc. Trải qua thăng trầm lịch sử, Yên Thế càng được khẳng định bởi tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Câu ca “Trai Cầu Vồng Yên Thế” không biết có tự bao giờ nhưng đã được cả nước biết đến và cảm phục. Truyền thống thượng võ được kết tinh cao nhất bằng cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài suốt ba mươi năm với hình ảnh người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám:

“Ba mươi năm khắp núi rừng Danh ông Đề Thám vang lừng núi sông”

Hình 1. Học sinh áp dụng kĩ thuật “4S” để tạo thiện cảm trước khi trình bày sản phẩm học tập của nhóm ( phòng học bộ môn)

Ví dụ 3: Khi dạy Bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX”, GV tiến hành hướng dẫn học sinh kỹ thuật KWLH như sau: Bước1: HS chú ý lắng nghe, GV giới thiệu về bài học. Sau khi ký với Pháp hai

bản hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), triều đình Huế nhìn chung đã đầu hàng giặc, thực dân Pháp muốn thiết lập ngay một chế độ bảo hộ ở Việt Nam. Chúng muốn dựng lên một chính quyền tay sai ở Huế để tổ chức bóc lột,

nô dịch nhân dân ta. Song chúng đã vấp phải sự phản kháng của đông đảo nhân dân và các tầng lớp sĩ phu văn thân,bộ phận quan lại chủ chiến trong kinh thành Huế. Sự phản kháng đó được biểu hiện rõ rệt nhất bằng cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, mở đầu cho một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Vậy phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? Các em đã biết gì về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong giai đoạn lịch sử này?

Bước2: HS nhận phiếu KWLH từ giáo viên , sau đó dưới sự hướng dẫn của

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ - THCS - NGUYỄN THỊ HƯỜNG - KINH MÔN (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)