Sử dụng kĩ thuật dạy học cho Hoạt động Hình thành kiến thức mớ

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ - THCS - NGUYỄN THỊ HƯỜNG - KINH MÔN (Trang 31 - 35)

4. Các biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học khi dạy phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lớp

4.2. Sử dụng kĩ thuật dạy học cho Hoạt động Hình thành kiến thức mớ

mới

Ví dụ 1: Khi dạy Bài 29: “Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân

Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam” , Mục 2: Chính sách

kinh tế, GV có thể hướng dẫn HS kĩ thuật phân tích Video, khai thác phim tư liệu cắt trong 1 video: “Những năm thực dân Pháp đô hộ Việt Nam– Khai sáng

văn minh hay thụt lùi đất nước (đoạn cắt). ( https://youtu.be/Uqocr79vr2w )

Bước 1: Xác định mục đích khi cho HS xem phim tài liệu (nhằm mục đích làm

gì): mục đích là tìm hiểu chính sách của thực dân Pháp và tác động về kinh tế của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta.

Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS (định hướng trước khi xem)

HS lắng nghe nhiệm vụ trước khi xem video để việc xem hiệu quả hơn. GV có thể định hướng nhiệm vụ trước khi xem như sau:

Thứ nhất: Khai thác thông tin từ đoạn phim tư liệu và rút ra các chính sách khai thác của thực dân Pháp?

Thứ hai: Khai thác thông tin từ đoạn phim tư liệu để rút ra tác động của những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đối với kinh tế Việt Nam ?

Bước 3: Người học xem phim (do người dạy điều khiển): GV tổ chức cho HS xem phim tư liệu.

Bước 4: Hướng dẫn HS thảo luận, phân tích video, tổng hợp các ý (sau khi xem)

+ HS thảo luận với các bạn cùng bàn, cử 1 thư ký để tổng hợp nhanh các ý kiến của thành viên. Chuẩn bị để báo cáo .

+ Đại diện HS sẽ phát biểu ý kiến, các HS khác lắng nghe và bổ sung trên 2 nội dung nhiệm vụ tìm hiểu đó là chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam?

+ GV nhận xét phần báo cáo kết quả của HS và chốt nội dung kiến thức trọng tâm của mục 2 Chính sách kinh tế

Như vậy, việc hướng dẫn HS kĩ thuật khai thác thông tin với các đoạn phim tư liệu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học. Bởi vì, qua kĩ thuật này, GV đã tổ chức được rất nhiều hoạt động tương tác khác nhau như tương tác giữa HS với HS; giữa GV với HS làm cho giờ học sôi nổi hơn và thú vị hơn. Việc khai thác các đoạn phim tư liệu trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập giúp HS được tiếp cận tri thức một cách trực quan, sinh động hơn, tạo được hứng thú học tập cho HS.

Ví dụ 2: Khi tổ chức cho HS tìm hiểu Bài 29: “Chính sách khai thác

thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam”,

GV có thể hướng dẫn HS thực hiện kỹ thuật dạy học chia nhóm.

GV chia cả lớp thành 4 nhóm chuyển giao nhiệm vụ như sau: Tìm hiểu

và nhận xét những chuyển biến về kinh tế.

Nhóm 1 đánh giá phần báo cáo của nhóm 2; Nhóm 3 đánh giá phần báo cáo của nhóm 4. Nhóm 2 đánh giá phần báo cáo của nhóm 1; Nhóm 4 đánh giá phần báo cáo của nhóm 3.

Thời gian thảo luận: 5 phút.

+ HS nhận nhiệm vụ thảo luận của mỗi nhóm.

- Bước 2: GV giới thiệu nguồn học liệu/ chia sẻ học liệu cho các nhóm

để giải quyết nhiệm vụ được giao

Tư liệu hỗ trợ 1

Các nhóm thảo luận và điền kết quả thảo luận vào phiếu theo gợi ý sau: Các ngành khai thác Tác động tích cực Tác động tiêu cực

Công nghiệp và thủ công nghiệp Nông nghiệp

Giao thông vận tải

Tư liệu hỗ trợ 2

Thảo luận và hoàn thành bảng sau:

Giai cấp, tầng lớp

Địa vị, xuất thân,

đời sống Thái độ cách mạng Địa chủ Nông dân Công nhân Tư sản Tiểu tư sản

Bước 3: HS khai thác tư liệu, suy nghĩ và đưa ra cá ý kiến cá nhân để thảo luận

trong nhóm.

Bước 4: Trên cơ sở các ý kiến cá nhân, GV yêu cầu nhóm trưởng điều hành thảo luận để đưa ra ý kiến thống nhất chung của nhóm

Bước 5: GV điều hành, hướng dẫn HS từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận và

nhận xét lẫn nhau. Cuối cùng GV nhận xét và kết luận chung.

Hình 2. Học sinh tích cực tương tác trong thực hiện nhiệm vụ nhóm

Có thể nói, hướng dẫn HS Kỹ thuật dạy học chia nhóm là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học lịch sử ở trường THCS. Khi được tham gia các hoạt động tương tác trong nhóm HS sẽ được rèn luyện và phát triển rất nhiều các kĩ năng, định hướng thái độ và từ đó phát triển năng lực bản thân. Khi GV tổ chức được hoạt động nhóm thành công sẽ tạo ra sự đoàn kết gắn bó, tăng cường sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các HS trong lớp.

Ví dụ 3: Khi dạy các bài về Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm

1918, giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng có quan niệm ủng hộ cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn (1858- 1884), ngưỡng mộ các nhân vật lịch sử yêu nước trong phong trào Cần Vương (1885-1896). Trên cơ sở đó giáo viên có thể thành lập nhóm: nhóm Nguyễn Trung Trực; Trương Quyền; Nguyễn Đình Chiểu; nhóm Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật…..

* Chia nhóm theo sự kiện lịch sử ( Hiệp định Nhâm Tuất, Hiệp định Giáp Tuất, Hiệp định Hắc-măng, Hiệp định Pa-tơ-nốt…), địa danh lịch sử (Đà Nẵng, Gia Định, Hà Nội, Huế…).

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ - THCS - NGUYỄN THỊ HƯỜNG - KINH MÔN (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)