Mất ổn định kiểu giới hạn (limit-type buckling)

Một phần của tài liệu Phân tích ổn định tĩnh của vỏ trụ và vỏ trống làm từ FGM và FG CNTRC có kể đến tính đàn hồi của liên kết biên (Trang 44 - 45)

Mất ổn định kiểu giới hạn hoặc cực trị thường xảy ra đối với các dạng vỏ hở như panel trụ, panel hai độ cong và chỏm cầu chịu áp lực ngoài [60,136]. Như được minh họa ở đường số 1 trong hình 1.2b, mất ổn định kiểu cực trị có các đặc điểm sau đây:

+ Không tồn tại trạng thái màng trong giai đoạn trước vồng và các đường cân bằng trong giai đoạn này (đoạn OA trên hình 1.2b) là không thẳng. Cụ thể là kết cấu sẽ bị võng ngay và phát triển mô men uốn ngay khi chịu tải.

+ Hiện tượng vồng (buckling) xảy ra tại một lân cận điểm khi tải đạt đến một giá trị nhất định gọi là tải tới hạn trên (upper critical load) hoặc tải điểm giới hạn

(limit point load). Về bản chất toán học, đây chính là điểm cực đại trên đường liên hệ tải – độ võng.

+ Đường cân bằng trong giai đoạn sau vồng là đường cong, tức là có cùng tính chất phi tuyến như đường cân bằng trước vồng. Trong đa số các trường hợp, đường cân bằng trong giai đoạn sau vồng (đoạn AB) là đường cân bằng không ổn định.

Như đã thảo luận ở trên, ứng xử mất ổn định là một quá trình phức tạp và phụ thuộc khá nhạy vào tính chất hình học cũng như bản chất của tải trọng. Ví dụ như trường hợp panel hoặc vỏ cầu rất thoải chịu áp lực ngoài thì đường cân bằng tải-độ võng sẽ phát triển một cách đơn điệu như đường số 2 trên hình 1.2b. Dễ thấy rằng đường này không tồn tại điểm cực trị và kết cấu không xảy ra mất ổn định kiểu giới hạn. Tuy nhiên, điều này không mang nghĩa tích cực vì mặc dù không xảy ra hiện tượng vồng (buckling) nhưng rõ ràng khả năng mang tải của kết cấu rất yếu (đường cân bằng rất thấp).

Một phần của tài liệu Phân tích ổn định tĩnh của vỏ trụ và vỏ trống làm từ FGM và FG CNTRC có kể đến tính đàn hồi của liên kết biên (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w