Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam (Trang 44 - 45)

Là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin qua hỏi - trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phiếu hỏi để phỏng vấn các nhà khoa học, các chuyên gia về TDTT, công nghệ thông tin... nhằm thu thập những thông tin cần thiết liên quan tới đề tài. Thông qua phỏng vấn đề tài muốn khai thác triệt để những kiến thức cần thiết bổ ích, giúp cho quá trình nghiên cứu năng lực canh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam.

Thông qua phỏng vấn nhằm thu nhập thông tin cần thiết từ ý kiến người khác để xác định hiện trạng vấn đề và hình thành giả thiết khoa học.

Sử dụng với mục tiêu nghiên cứu nhận thức, thực trạng năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam và thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia và các nhóm công chúng.

Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ quản lý, kỹ sư, cơ sở thể thao và nhóm công chúng ở một số địa phương có phong trào TDTT và thành tích cao phát triển mạnh mẽ. Chọn mẫu ngẫu nhiên, trên cơ sở chú ý đến loại hình tổ chức TDTT có trang tin điện tử ở các cấp độ khác nhau.

Nội dung phỏng gồm:

Lựa chọn yếu tố, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam;

Đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam; Lấy ý kiến phản hồi về các giải pháp, nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam;

Xác định mức độ phù hợp của việc bổ sung các chuyên mục, chuyên trang của trang tin điện tử TDTT Việt Nam.

Thang đo Likert: Dùng để đánh giá kết quả phỏng vấn. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách như sau:

1.00 - 1.80: rất không đồng ý. 1.81 - 2.60: không đồng ý. 2.61 - 3.40: bình thường. 3.41 - 4.20: đồng ý. 4.21 - 5.00: rất đồng ý.

Trang tin điện tử TDTT là một website nên đề tài đã vận dụng thang điểm đánh giá của Google. Ở mỗi tiêu chí mục 3.2.1 đánh giá theo 3 mức độ:

Kém/Nghiêm trọng, cần xử lý ngay từ 0 – 49 điểm;

Trung Bình/Cần khắc phục/Cần xem xét lại từ 50 – 89 điểm; Tốt từ 90 – 100 điểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam (Trang 44 - 45)