Phương pháp Delphi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam (Trang 45 - 46)

Phương pháp này được thực hiện bằng cách chọn những người am hiểu và đề nghị họ đánh giá về tầm quan trọng và xác suất của các diễn biến khác nhau có thể xảy ra trong tương lai đối với năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT. Trong phương pháp chuyên gia, luận án đã sử dụng phương pháp Delphi được coi là phương pháp bài bản, quy mô và mang lại kết quả tốt nhất. Phương pháp Delphi gồm một số quá trình được thực hiện nhằm đảm bảo việc nhất trí lựa chọn các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho trang tin điện tử TDTT trên cơ sở tiến hành một cách nghiêm ngặt, năng động, linh hoạt việc nghiên cứu lấy ý kiến các chuyên gia. Theo phương pháp này, có ba nhóm chuyên gia đã được mời lấy ý kiến: [51], [52], [101]

đạo).

Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia (gọi tắt là nhóm Lãnh Nhóm 2: Kỹ sư, thiết kế, chuyên gia công nghệ thông tin và truyền

thông (gọi tắt là nhóm Truyền thông).

Nhóm 3: Người dùng trang tin điện tử TDTT như cán bộ Tổng cục TDTT, các tổ chức, người dân (Gọi tắt là nhóm Người dùng).

Tổng số 3 nhóm là 90 người, trong đó: nhóm lãnh đạo với 27 người; nhóm truyền thông với 30 người; và nhóm người dùng có trình độ với 33 người.

Phương pháp được thực hiện qua các bước sau: (1) Chọn 3 nhóm chuyên gia; (2) Xây dựng bảng hỏi điều tra lần đầu gửi đến các chuyên gia về các giải pháp, nhiệm vụ dự kiến lựa chọn; (3) Phân tích phiếu trả lời, tổng hợp và viết lại bảng hỏi; (4) Soạn thảo lại bảng hỏi lần 2 và tiếp tục gửi đến các chuyên gia; (5) Thu thập, phân tích các phiếu trả lời lần 2; (6) Tiếp tục viết lại bảng hỏi, gửi đi và thu thập, phân tích kết quả điều tra; (7) Các bước trên được dừng lại khi kết quả thu được thỏa mãn những yêu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam (Trang 45 - 46)