Thực trạng tin bài trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam (Trang 86 - 91)

Để làm rõ thực trạng tin bài có liên quan đến trang tin điện tử TDTT Việt Nam, luận án tiến hành đánh giá diễn biến việc sử dụng đội ngũ phóng viên và tin bài từ 2017-2019. Kết quả trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7 Diễn biến tin bài trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam năm 2017 đến 2019 TT Thống kê 2017 2018 2019 1 Số phóng viên 11 10 9 2 Số cộng tác viên 20 18 15 3 Số chuyên mục 20/20 19/20 18/20 4 Số tin bài 1232 1241 1381

5 Trung bình thời gianxuất bản/bài 4h 4h 4h

6 Trung bình số bàixuất bản/ngày 5 5 7

Số tin bài chênh lệch f17-18 = 9 f18-19 = 140 f17-19 = 149

(*) 59.8±77.7 64.8±87.0 76.7±97.2

t t17-18 = 0.369 t18-19 = 1.190 t17-19 = 2.083

P 0.717 0.250 0.053

* Dùng 18/20 chuyên mục, loại 2 mục liên quan Segames và Đại hội thể thao toàn quốc

Kết quả thu được ở bảng 3.7 cho thấy số lượng phóng viên và cộng tác viên suy giảm từ năm 2017 đến năm 2019 nhưng số lượng tin bài lại gia tăng từ 2017 đến 2019, mức chênh giữa năm 2017 với 2019 là 149 tin bài. Còn về thời gian xuất bản không có sự thay đổi với trung bình là 4h/bài và Trung bình số bài xuất bản/ngày là 5-7 bài. Khi sử dụng kiểm định t theo cặp, tức là so sánh từng chuyên mục giữa các năm cho thấy không có sự khác biệt với P > 0.05. Như vậy, có thể đưa ra nhận định từ năm 2017 đến 2019 về cơ bản trang

tin điện tử TDTT Việt Nam không có sự biến động lớn cả về định mức tin bài và biên chế phóng viên, cộng tác viên. Tuy nhiên, để làm rõ sự cân đối giữa các chuyên mục về tin bài, phóng viên tham gia cần có sự phân tích cụ thể theo từng năm. Vấn đề này được luận án dẫn giải ở năm 2017.

Thông qua các phương pháp khoa học, đề tài đã xác định được thực trạng tin bài trang tin điện tử TDTT Việt Nam có sự mất cân đối về số lượng:

bài viết của phóng viên đã đăng; bài viết của phóng viên theo chuyên mục; bài viết theo chuyên mục (dẫn giải ở năm 2017).

Việc xây dựng Trang tin điện tử TDTT Việt Nam là nhằm đưa thông tin về các hoạt động TDTT trên mọi lĩnh vực tới đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, cho đến nay, chất lượng tin, bài trên trang tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, cũng như đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo ngành TDTT. Do vậy, đánh giá thực trạng tin bài trang tin điện tử TDTT Việt Nam năm 2017 là hết sức cần thiết. Góp phần xác định các căn cứ để lựa chọn được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Căn cứ kết quả tổng hợp số liệu thứ cấp của Trung tâm Thông tin – Tổng cục TDTT, đề tài đã tiến hành xác định mối quan hệ giữa số lượng tin bài với số lượng chuyên mục, số lượng phóng viên. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8 và bảng 3.9.

Bảng 3.8 Kiểm định bài viết của phóng viên đã đăng trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam năm 2017

T T Phóng viên Tổng bài Tỷ lệ % t valuep- Khác biệt Không 1 Phóng viên 1 168 17.48 3.947 0.003   2 Phóng viên 2 203 21.12 5.661 0.0002   3 Phóng viên 3 78 8.12 0.458 0.657   4 Phóng viên 4 172 17.90 4.143 0.002   5 Phóng viên 5 85 8.84 0.116 0.910   6 Phóng viên 6 90 9.37 0.129 0.900   7 Phóng viên 7 85 8.84 0.116 0.910   8 Phóng viên 8 4 0.42 4.081 0.002   9 Phóng viên 9 12 1.25 3.689 0.004   10 Phóng viên 10 31 3.23 2.759 0.020   11 Phóng viên 11 33 3.43 2.661 0.024   Tổng 961 100 7 4 87.4±67.8 63.6% 36.4% Độ tin cậy 95% 41.9-132.9

Sử dụng kiểm định t một mẫu thông qua phần mềm R, trong bảng 3.8 thu được thì tổng bài của mỗi phóng viên là biến số chúng ta cần kiểm định và là giá trị giả thiết. Kết quả thu được trị số t của 7 phóng viên từ 2.661 đến 5.661, với 10 bậc tự do, và trị số p (p-value) < 0.05. Kết quả tính toán cũng cho biết độ tin cậy 95% của tổng bài là từ 41.9 bài đến 132.9 bài. Như vậy, các phóng viên có tổng bài là 203, 172, 168, 33, 31, 12, 4 nằm quá ngoài khoảng tin cậy này. Nói cách khác, chúng ta có lí do để phát biểu rằng tổng bài trung bình của mỗi phóng viên trong năm 2017 này thật sự thấp hoặc cao hơn giá trị trung bình của tất cả các bài viết năm 2017 trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Đồng thời tỷ lệ khác biệt chiếm 63.6% số phóng viên và tỷ lệ không khác biệt là 36.4%.

Bảng 3.9 Kiểm định bài viết của phóng viên theo chuyên mục trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam năm 2017

TT Phóng viên Số chuyênmục Tỷ lệ % t p-value Khác biệt Không 1 Phóng viên 1 14 70.00 5.739 0.0002   2 Phóng viên 2 11 55.00 3.562 0.005   3 Phóng viên 3 8 40.00 1.385 0.196   4 Phóng viên 4 12 60.00 4.288 0.001   5 Phóng viên 5 6 30.00 0.066 0.949   6 Phóng viên 6 5 25.00 0.792 0.447   7 Phóng viên 7 3 15.00 2.243 0.049   8 Phóng viên 8 1 5.00 3.694 0.004   9 Phóng viên 9 4 20.00 1.517 0.160   10 Phóng viên 10 2 10.00 2.969 0.014   11 Phóng viên 11 1 5.00 3.694 0.004   Tổng 20 7 4 6.09±4.57 63.6% 36.4% Độ tin cậy 95% 3.02-9.16

Sử dụng kiểm định t một mẫu thông qua phần mềm R, trong bảng 3.9 thu được thì bài viết theo chuyên mục của mỗi phóng viên là biến số chúng ta

cần kiểm định và là giá trị giả thiết. Kết quả thu được trị số t của 7 phóng viên từ 2.243 đến 5.739, với 10 bậc tự do, và trị số p (p-value) < 0.05. Kết quả tính toán cũng cho biết độ tin cậy 95% của tổng chuyên mục là từ 3.02 đến 9.16 chuyên mục.

Như vậy, các phóng viên có số chuyên mục tham gia là 14, 12, 11, 3, 2, 1 nằm quá ngoài khoảng tin cậy này. Nói cách khác, chúng ta có lí do để phát biểu rằng tổng chuyên mục trung bình của mỗi phóng viên trong năm 2017 này thật sự thấp hoặc cao hơn giá trị trung bình của tất cả các phóng viên năm 2017 trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Đồng thời tỷ lệ khác biệt chiếm 63.6% số phóng viên và tỷ lệ không khác biệt là 36.4%.

Sử dụng kiểm định t một mẫu thông qua phần mềm R, trong bảng 3.10 thu được thì bài viết từng chuyên mục là biến số chúng ta cần kiểm định và là giá trị giả thiết. Kết quả thu được trị số t của 10 chuyên mục từ 2.245 đến 13.697, với 19 bậc tự do, và trị số p (p-value) < 0.05. Kết quả tính toán cũng cho biết độ tin cậy 95% của tổng chuyên mục là từ 26.6 đến 96.7 bài.

Như vậy, có 10 chuyên mục có tổng số bài nằm quá ngoài khoảng tin cậy này. Nói cách khác, chúng ta có lí do để phát biểu rằng tổng bài trung bình của mỗi chuyên mục trong năm 2017 này thật sự thấp hoặc cao hơn giá trị trung bình của tất cả các chuyên mục năm 2017 trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Đồng thời tỷ lệ khác biệt chiếm 50.0% số chuyên mục và tỷ lệ không khác biệt là 50.0%.

Như vậy, mức độ cân đối về số lượng tin bài, chuyên mục của phóng viên tham gia viết, số lượng tin bài theo chuyên mục của các phóng viên trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam năm 2017 có sự khác biệt theo xu hướng thấp và vượt mức. Hay nói cách khác là có sự mất cân đối và cần có sự điều chỉnh phù hợp.

Bảng 3.10 Kiểm định bài viết theo chuyên mục của trang tin điện tử TDTT Việt Nam năm 2017

T

T Chuyên mục Số bài

Tỷ lệ

% t p-value CóKhác biệtKhông

1 Chương trình phổ biến giáo dục, pháp

luật 10 0.81 3.081 0.006  

2 Cải cách hành chính 10 0.81 3.081 0.006   3 Chương trình kếhoạch công tác 12 0.97 2.961 0.008   4 Cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 17 1.38 2.663 0.015  

5 Chuyên đề đại hội thểthao các cấp 37 3.00 1.469 0.158   6 Đề án 641 – Nâng caothể lực tầm vóc người

Việt Nam 10 0.81 3.081 0.006  

7 Sea Games 29 118 9.58 3.368 0.003  

8 Giáo dục đào tạo 34 2.76 1.648 0.116   9 Góc nhìn nhà quản lý 24 1.95 2.245 0.037   10 Khoa học công nghệ 39 3.17 1.349 0.193   11 Ngày chạy Olympicvì sức khỏe toàn dân 18 1.46 2.603 0.018   12 Quan hệ quốc tế 44 3.57 1.051 0.307   13 Thể thao quần chúng 291 23.62 13.697 2.691e-11   14 Thể thao thành tíchcao 209 16.96 8.801 3.948e-08   15 Tin tức sự kiện ngành 153 12.42 5.457 2.892e-05  

16 Tin vắn 41 3.33 1.23 0.234  

17

Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương

Bác Hồ vĩ đại 34 2.76 1.648 0.116   18 Nghị quyết 08 của Bộchính trị 39 3.17 1.349 0.193   19 Xã hội hóa TDTT 29 2.35 1.947 0.067   20 Phóng sự ảnh 63 5.11 0.084 0.934   Tổng 1232 100 10 10 61.6±74.9 50% 50% Độ tin cậy 95% 26.6-96.7

Tóm lại: Đề tài đã xác định được thực trạng tin bài trang tin điện tử

TDTT Việt Nam năm 2017 - 2019 có sự mất cân đối về số lượng: bài viết của phóng viên đã đăng; bài viết của phóng viên theo chuyên mục; bài viết theo chuyên mục. Trang tin điện tử TDTT còn tồn tại hạn chế, bất cập và cần có các giải pháp phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam (Trang 86 - 91)