Việt Nam
3.3.1. Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tinđiện tử TDTT Việt Nam điện tử TDTT Việt Nam
3.3.1.1. Tổ chức lựa chọn giải pháp và nhiệm vụ của các giải pháp
Từ kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam đã trình bày ở mục 3.2. Đặc biệt là kết quả phân tích, đánh giá thông qua các ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận CPM, Ma trận IE. Kết quả này bước đầu đã định vị được điểm đứng hiện tại của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Căn cứ theo kết quả phân tích ma trận IE thì “Trang tin
điện tử TDTT cần nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng lượng khách hàng”. Từ những cơ sở phân tích, đánh giá ở mục 3.2, đề tài đã tiến hành đề xuất và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Mục tiêu của các giải pháp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam, đáp ứng công tác quản lý ngành TDTT và nhu cầu của bạn đọc, người yêu thích thể thao.
Các giải pháp được đề xuất phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây: Phù hợp với xu hướng nâng cao chất lượng trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Phù hợp với chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và ngành TDTT đối với công tác thông tin TDTT.
Các giải pháp có tính hệ thống: Các giải pháp đề ra cần đồng bộ, có tính hệ thống với mục đích góp phần nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Các giải pháp có tính thực tiễn: Các giải pháp cụ thể cần có tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện về đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ sư và cơ sở vật chất của Trung tâm Thông tin TDTT; không mẫu thuẫn với các giải pháp nâng cao chất lượng của trang tin điện tử TDTT Việt Nam đã đề ra trong kế hoạch chiến lược của Trung tâm Thông tin TDTT và Tổng cục TDTT.
Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn của các giải pháp lựa chọn, đề tài đã sử dụng phương pháp tiếp cận Delphi. Tuân thủ các bước kỹ thuật khi ứng dụng phương pháp Delphi như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, đề tài đã xác định được các đối tượng tham gia vào quá trình lựa chọn các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Nhóm đối tượng chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1 cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia (gọi là nhóm Lãnh đạo). Nhóm kỹ sư, thiết kế, chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông (gọi là nhóm Truyền thông).
Nhóm người dùng trang tin điện tử TDTT như cán bộ Tổng cục TDTT, các tổ chức, người dân (Gọi là nhóm Người dùng).
Tổng số 3 nhóm là 90 người: nhóm lãnh đạo với 27 người; nhóm truyền thông với 30 người; và nhóm người dùng có trình độ với 33 người. Kết quả như trình bày ở biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.6 Cấu trúc đối tượng phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho trang tin điện tử TDTT
Xác định giải pháp và các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh cho trang tin điện tử TDTT nhờ phương pháp Delphi như sau:
Phỏng vấn lần 1: Đề tài đề xuất 8 giải pháp, trả lời theo thang đo Likert. Các giải pháp được lựa chọn khi: Điểm theo thang đo Likert đạt mức đồng ý trở lên; Cv < 35%; phân tích phương sai ANOVA không khác biệt giữa 3 nhóm. Làm việc với đối tượng phỏng vấn, chỉnh sửa, bổ sung nội dung khảo sát để cho lần phỏng vấn lặp lại kế tiếp. Các giải pháp được lựa chọn ở lần kế tiếp khi: Điểm theo thang đo Likert lớn hơn 4.21; Cv < 25%; phân tích phương sai ANOVA không khác biệt giữa 3 nhóm.
3.3.1.2. Kết quả lựa chọn giải pháp và nhiệm vụ
Kết quả lựa chọn các giải pháp
Từ kết quả đánh giá thực trạng, đề tài bước đầu đã xác định được 8 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT. Đề tài đã ứng dụng phương pháp Delphi để lựa chọn. Kết quả phỏng vấn lần 1 trên 90 đối tượng thu được tần suất trả lời như bảng 3.14 và biểu đồ 3.7.
Bảng 3.14 Thống kê tần suất trả lời về lựa chọn giải pháp lần 1 (n = 90)
Mã Giải pháp 5 4 3 2 1
GP1 Nâng cao nhận thức về Trang tinđiện tử TDTT f (%)n 26.7 58.924 53 109 2.22 2.22 GP2
Tăng cường tính thời sự, chuyên sâu của thông tin chuyên ngành đáp ứng nhu cầu người sử dụng
n 37 28 22 2 1
f (%) 41.1 31.1 24.4 2.2 1.1 GP3
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Trang tin điện tử TDTT
n 30 44 9 4 3
f (%) 33.3 48.9 10 4.4 3.3 GP4
Đảm bảo hiệu lực lãnh đạo và nhân lực cho Trang tin điện tử TDTT
n 36 36 14 3 1
f (%) 40.0 40.0 15.6 3.3 1.1 GP5 Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu của Trung tâm
Thông tin TDTT
n 23 28 12 15 12
f (%) 25.6 31.1 13.3 16.7 13.3 GP6 Nâng cao năng lực tài chính choTrung tâm Thông TDTT f (%)n 25.6 33.3 21.1 14.4 5.623 30 19 13 5 GP7 Nâng cao chất lượng lao độngcủa Trung tâm Thông tin TDTT f (%)n 38.935 2730 14.4 13.3 3.313 12 3 GP8 Nâng cao chất lượng sản phẩmcủa Trung tâm Thông tin TDTT f (%)n 34.4 27.8 12.2 16.7 8.931 25 11 15 8
Bảng 3.15 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về Trang tin điện tử TDTT (n=90)
Phân tích Likert của GP1 Phân tích ANOVA ba nhóm QL-TT-ND
Giá trị Kết quả Giá trị Kết quả
Vị trí 25% 4.00 Bậc tự do 2 Trung vị (50%) 4.00 Tổng bình phương 1.11 4.06±0.81 Trung bình bình phương 0.5566 Vị trị 75% 5.00 Giá trị F 0.841 Cv (%) 20.0 Trị số P 0.435 Ghi chú: ‘***’ <0.001; ‘**’ < 0.01; ‘*’ <0.05
Biểu đồ 3.8 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP1 bằng phương pháp Tukey
Kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy điểm trung bình theo thang đo Likert là 4.06 trong khoảng 3.41 - 4.20 thuộc mức đồng ý. Các giá trị ở vị trí 25%, trung vị và 75% đều tập trung ở điểm 4 và 5 (mức đồng ý và rất đồng ý). Đồng thời hệ số biến thiên Cv = 20.0 < 25%. Kết quả này cho thấy không có sự phân tán về kết quả nhận định lựa chọn giải pháp. Khi phân tích sự khác biệt về kết quả nhận định giữa ba nhóm bằng phân tích phương sai ANOVA cho thấy điều tương tự, với P = 0.435 > 0.05, tức là không có sự khác biệt. Đồng thời mức độ khác nhau giữa các nhóm QL-TT-ND khoảng 0.05 đến
10 4
0.26 điểm với khoảng tin cậy 95% từ 0.24 đến 0.77 điểm. Như vậy, giải pháp 1 đủ điều kiện để đề tài lựa chọn cho lần phỏng vấn 2 sau khi đã điều chỉnh, bổ sung nội dung giải pháp theo ý kiến góp ý của các cá nhân ở mỗi nhóm.
Bảng 3.16 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 2: Tăng cường tính thời sự, chuyên sâu của thông tin chuyên ngành đáp ứng nhu cầu
người sử dụng (n=90)
Phân tích Likert của GP2 Phân tích ANOVA ba nhóm QL-TT-ND
Giá trị Kết quả Giá trị Kết quả
Vị trí 25% 3.00 Bậc tự do 2 Trung vị (50%) 4.00 Tổng bình phương 0.14 4.09±0.92 Trung bình bình phương 0.0702 Vị trị 75% 5.00 Giá trị F 0.081 Cv (%) 22.5 Trị số P 0.922 Ghi chú: ‘***’ <0.001; ‘**’ < 0.01; ‘*’ <0.05
Biểu đồ 3.9 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của giải pháp 2 bằng phương pháp Tukey
Kết quả thu được ở bảng 3.16 cho thấy điểm trung bình theo thang đo Likert là 4.09 trong khoảng 3.41 - 4.20 thuộc mức đồng ý. Các giá trị ở vị trí 25%, trung vị và 75% đều tập trung ở điểm 3-5 (mức trung lập, đồng ý và rất đồng ý). Đồng thời hệ số biến thiên Cv = 22.5 < 25%. Kết quả này cho thấy không có sự phân tán về kết quả nhận định lựa chọn giải pháp. Khi phân tích
sự khác biệt về kết quả nhận định giữa ba nhóm bằng phân tích phương sai ANOVA cho thấy điều tương tự, với P = 0.922 > 0.05, tức là không có sự khác biệt. Đồng thời mức độ khác nhau giữa các nhóm QL-TT-ND khoảng 0.01 đến 0.09 điểm với khoảng tin cậy 95% từ 0.47 đến 0.67 điểm. Như vậy, giải pháp 2 đủ điều kiện để lựa chọn cho lần phỏng vấn 2 sau khi đã điều chỉnh, bổ sung nội dung giải pháp theo góp ý của các cá nhân ở mỗi nhóm.
Bảng 3.17 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 3: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Trang tin điện tử TDTT (n=90) Phân tích Likert của GP3 Phân tích ANOVA ba nhóm QL-TT-ND
Giá trị Kết quả Giá trị Kết quả
Vị trí 25% 4.00 Bậc tự do 2 Trung vị (50%) 4.00 Tổng bình phương 5.35 4.04±0.96 Trung bình bình phương 2.676 Vị trị 75% 5.00 Giá trị F 3.045 Cv (%) 23.7 Trị số P 0.0527 Ghi chú: ‘***’ <0.001; ‘**’ < 0.01; ‘*’ <0.05
Biểu đồ 3.10 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của giải pháp 3 bằng phương pháp Tukey
Kết quả thu được ở bảng 3.17 cho thấy điểm trung bình theo thang đo Likert là 4.04 trong khoảng 3.41 - 4.20 thuộc mức đồng ý. Các giá trị ở vị trí
25%, trung vị và 75% đều tập trung ở điểm 4 và 5 (mức đồng ý và rất đồng ý). Đồng thời hệ số biến thiên Cv = 23.7 < 25%. Kết quả này cho thấy không có sự phân tán về kết quả nhận định lựa chọn giải pháp. Khi phân tích sự khác biệt về kết quả nhận định giữa ba nhóm bằng phân tích phương sai ANOVA cho thấy điều tương tự, với P = 0.0527 > 0.05, tức là không có sự khác biệt. Đồng thời mức độ khác nhau giữa các nhóm QL-TT-ND khoảng 0.05 đến 0.53 điểm với khoảng tin cậy 95% từ 0.04 đến 1.09 điểm. Như vậy, giải pháp 3 đủ điều kiện để đề tài lựa chọn cho lần phỏng vấn 2 sau khi đã điều chỉnh, bổ sung nội dung giải pháp theo ý kiến góp ý của các cá nhân ở mỗi nhóm.
Bảng 3.18 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 4: Đảm bảo hiệu lực lãnh đạo và nhân lực cho Trang tin điện tử TDTT (n=90)
Phân tích Likert của GP4 Phân tích ANOVA ba nhóm QL-TT-ND
Giá trị Kết quả Giá trị Kết quả
Vị trí 25% 4.00 Bậc tự do 2 Trung vị (50%) 4.00 Tổng bình phương 1.86 4.14±0.88 Trung bình bình phương 0.9296 Vị trị 75% 5.00 Giá trị F 1.202 Cv (%) 21.3 Trị số P 0.305 Ghi chú: ‘***’ <0.001; ‘**’ < 0.01; ‘*’ <0.05
Biểu đồ 3.11 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của giải pháp 4 bằng phương pháp Tukey
Kết quả thu được ở bảng 3.18 cho thấy điểm trung bình theo thang đo Likert là 4.14 trong khoảng 3.41 - 4.20 thuộc mức đồng ý. Các giá trị ở vị trí 25%, trung vị và 75% đều tập trung ở điểm 4 và 5 (mức đồng ý và rất đồng ý). Đồng thời hệ số biến thiên Cv = 21.3 < 25%. Kết quả này cho thấy không có sự phân tán về kết quả nhận định lựa chọn giải pháp. Khi phân tích sự khác biệt về kết quả nhận định giữa ba nhóm bằng phân tích phương sai ANOVA cho thấy điều tương tự, với P = 0.305 > 0.05, tức là không có sự khác biệt. Đồng thời mức độ khác nhau giữa các nhóm QL-TT-ND khoảng 0.004 đến 0.3 điểm với khoảng tin cậy 95% từ 0.23 đến 0.84 điểm. Như vậy, giải pháp 4 đủ điều kiện để đề tài lựa chọn cho lần phỏng vấn 2 sau khi đã điều chỉnh, bổ sung nội dung giải pháp theo ý kiến góp ý của các cá nhân ở mỗi nhóm.
Bảng 3.19 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 5: Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu của Trung tâm Thông tin TDTT (n=90) Phân tích Likert của GP5 Phân tích ANOVA ba nhóm QL-TT-ND
Giá trị Kết quả Giá trị Kết quả
Vị trí 25% 2.00 Bậc tự do 2 Trung vị (50%) 4.00 Tổng bình phương 41.18 3.39±1.38 Trung bình bình phương 20.59 Vị trị 75% 4.75 Giá trị F 13.97 Cv (%) 40.7 Trị số P 5.47e-06*** Ghi chú: ‘***’ <0.001; ‘**’ < 0.01; ‘*’ <0.05
Biểu đồ 3.12 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của giải pháp 5 bằng phương pháp Tukey
Kết quả thu được ở bảng 3.19 cho thấy điểm trung bình theo thang đo Likert là 3.39 trong khoảng 3.41 - 4.20 thuộc mức đồng ý. Các giá trị ở vị trí 25%, trung vị và 75% đều tập trung ở điểm từ 2 – 4.75 (mức không đồng ý đến đồng ý). Đồng thời hệ số biến thiên Cv = 40.7 > 25%. Kết quả này cho thấy có sự phân tán về kết quả nhận định lựa chọn giải pháp. Phân tích sự khác biệt bằng ANOVA là tương tự, với P = 5.47e-06 < 0.001, tức là có sự khác biệt. Đồng thời mức độ khác nhau giữa các nhóm QL-TT-ND ở mức độ lớn từ 0.51 đến 1.64 điểm với khoảng tin cậy 95% từ 0.22 đến 2.39 điểm. Như vậy, giải pháp 5 không đủ điều kiện để đề tài lựa chọn cho lần phỏng vấn 2.
Bảng 3.20 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 6: Nâng cao năng lực tài chính cho Trung tâm Thông TDTT (n=90)
Phân tích Likert của GP6 Phân tích ANOVA ba nhóm QL-TT-ND
Giá trị Kết quả Giá trị Kết quả
Vị trí 25% 3.00 Bậc tự do 2 Trung vị (50%) 4.00 Tổng bình phương 3.06 3.59±1.18 Trung bình bình phương 1.528 Vị trị 75% 4.75 Giá trị F 1.101 Cv (%) 32.9 Trị số P 0.337 Ghi chú: ‘***’ <0.001; ‘**’ < 0.01; ‘*’ <0.05
Biểu đồ 3.13 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của giải pháp 6 bằng phương pháp Tukey
Kết quả thu được ở bảng 3.20 cho thấy điểm trung bình theo thang đo Likert là 3.59 trong khoảng 3.41 - 4.20 thuộc mức đồng ý. Các giá trị ở vị trí
25%, trung vị và 75% đều tập trung ở điểm 3 đến 4.75 (mức trung lập đến đồng ý). Đồng thời hệ số biến thiên Cv = 32.9 > 25%. Kết quả này cho thấy có sự phân tán về kết quả nhận định lựa chọn giải pháp. Phân tích sự khác biệt ANOVA cho thấy giá trị P = 0.337 > 0.05, tức là không có sự khác biệt. Đồng thời mức độ khác nhau giữa các nhóm QL-TT-ND khoảng 0.17 đến 0.44 điểm với khoảng tin cậy 95% từ 0.27 đến 1.15 điểm. Như vậy, giải pháp 6 mặc dù có sự phân tán giữa các nhóm trả lời nhưng chưa tạo thành khác biệt nên đề tài tiếp tục lựa chọn cho lần phỏng vấn 2 sau khi cập nhật góp ý.
Bảng 3.21 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 7: Nâng cao chất lượng lao động của Trung tâm Thông tin TDTT (n=90)
Phân tích Likert của GP7 Phân tích ANOVA ba nhóm QL-TT-ND
Giá trị Kết quả Giá trị Kết quả
Vị trí 25% 3.00 Bậc tự do 2 Trung vị (50%) 4.00 Tổng bình phương 5.95 3.88±1.17 Trung bình bình phương 2.973 Vị trị 75% 5.00 Giá trị F 2.236 Cv (%) 30.2 Trị số P 0.113 Ghi chú: ‘***’ <0.001; ‘**’ < 0.01; ‘*’ <0.05
Biểu đồ 3.14 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của giải pháp 7 bằng phương pháp Tukey
Kết quả thu được ở bảng 3.21 cho thấy điểm trung bình theo thang đo Likert là 3.88 trong khoảng 3.41 - 4.20 thuộc mức đồng ý. Các giá trị ở vị trí 25%, trung vị và 75% đều tập trung ở điểm 3 đến 5.00 (mức trung lập đến rất đồng ý). Đồng thời hệ số biến thiên Cv = 30.2 > 25%. Kết quả này cho thấy có sự phân tán về kết quả nhận định lựa chọn giải pháp. Phân tích sự khác biệt ANOVA cho thấy giá trị P = 0.113 > 0.05, tức là không có sự khác biệt. Đồng