Ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 25)

III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

3. Ứng dụng công nghệ thông tin

Các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và đạt kết quả khá tốt. Nhiều phần mềm được ứng dụng như phần mềm quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, kế toán; quản lý hàng hóa; quản lý cước.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đang trong quá trình phát triển. Hiện có 81% doanh nghiệp sử dụng Internet phục vụ công việc (cao hơn so với trung bình cả nước – 76%17) với mục đích chủ yếu là tìm kiếm thông tin và trao đổi thông tin, chưa chú trọng khai thác lợi thế của Internet trong tiếp cận khách hàng và thương mại điện tử để phát triển sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu; 4% doanh nghiệp xây dựng website (thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước – 44%18) với các nội dung chủ yếu về giới thiệu công ty, cung cấp thông tin sản phẩm, hầu hết chưa có hình thức trao đổi thông tin với khách hàng và bán hàng qua mạng.

Về cơ bản các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu trong tin học văn phòng, quản lý tài chính và sử dụng thư điện tử. Một số doanh nghiệp đã chú trọng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan nhà nước cung cấp như thủ tục hải quan điện tử, hệ thống khai thuế điện tử nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm bớt sự phiền hà, tiêu cực khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh (sangiaodich.quangninh.gov.vn) đã được xây dựng phục vụ các hoạt động thương mại điện tử, giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau; doanh nghiệp với người dân và doanh nghiệp với cơ quan chính quyền.

Nhìn chung, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang ở mức trung bình so với cả nước. Nguyên nhân chính do nhận thức của doanh nghiệp, vẫn còn thiếu nhân sự vận hành; chi phí đầu tư, vận hành và duy trì cao cũng như các ứng dụng chưa đa dạng và phù hợp nên doanh nghiệp chưa tiếp cận được.

1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác

Trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch:

Quảng Ninh là một tỉnh có ngành du lịch phát triển, nên trong thời gian qua, tỉnh đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảng bá và kinh doanh du lịch, góp phần thúc đẩy rất lớn cho lĩnh vực này. Trong đó, tỉnh đã triển khai xây dựng hệ thống các website quảng bá và kinh

17 Nguồn: Báo cáo Việt Nam ICT Index năm 2013

doanh như: www.halong.com; www.halongtravelguide.com; www.halong.vn; www.dulichhalong.com.

Nhiều khách sạn lớn, công ty du lịch, lữ hành của tỉnh đã tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc xây dựng và duy trì hoạt động của các website, tổ chức mua bán tour, đặt phòng trực tuyến cho du khách trong và ngoài nước, ứng dụng những phần mềm chuyên dụng như quản trị văn phòng, tài chính... mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần đáng kể vào hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và tìm kiếm thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch còn chưa sâu, chưa có sự liên kết chặt chẽ của cộng đồng các doanh nghiệp du lịch; tại các nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch có quy mô nhỏ vẫn chưa xây dựng website quảng bá và kinh doanh du lịch.

Trong quản lý lao động và giải quyết việc làm:

Hiện tại, Quảng Ninh đã có sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (www.vieclamquangninh.net) và sàn giao dịch việc làm của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh (vlquangninh.vieclamvietnam.gov.vn) cung cấp các thông tin về việc làm và tuyển dụng trong tỉnh. Tuy nhiên, số lượng thông tin của các sàn giao dịch không nhiều, mức độ cập nhật thông tin mới chưa thường xuyên, việc liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để giải quyết việc làm cho người lao động chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm của các đơn vị sử dụng và người lao động, chưa phát huy được hiệu quả cao của sàn giao dịch điện tử.

Công nghiệp công nghệ thông tin19

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 453 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (chiếm 5,3% doanh nghiệp của tỉnh). Trong đó, đa số các doanh nghiệp đều hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, sửa chữa, lắp ráp máy tính và các thiết bị điện tử (chiếm 66%), với quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu được bán trong tỉnh, doanh thu thấp; chưa thu hút được các doanh nghiệp phần cứng lớn tầm cỡ khu vực và quốc gia. Chỉ có khoảng 12% doanh nghiệp gia công, sản xuất sản phẩm phần mềm, nhưng còn nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu một số đơn vị trong tỉnh. Và 14% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nội dung thông tin, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, đào tạo...

Nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp đều có qui mô nhỏ, dịch vụ công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng của xã hội; chưa đủ năng lực để tự thực hiện những công trình, dự án có qui mô vừa trong tỉnh; chưa hình thành các khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

19 Nguồn: Báo cáo số liệu về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin – truyền thông năm 2013 tỉnh Quảng Ninh

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Theo số liệu khảo sát năm 2013, tại các cơ quan Đảng các cấp trung bình có khoảng 97% đơn vị có cán bộ công chức biết sử dụng công nghệ thông tin, với 90% cán bộ biết sử dụng công nghệ thông tin; 100% cơ quan Đảng cấp tỉnh, huyện, thị, thành ủy có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, trung bình mỗi đơn vị có 1,13 cán bộ; 27% cơ quan Đảng cấp tỉnh, huyện, thị, thành ủy có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

Tại các cơ quan, đơn vị nhà nước cấp tỉnh, Sở, ngành, huyện: đạt 100% đơn vị có cán bộ biết sử dụng công nghệ thông tin trong công việc, với 90% cán bộ công chức biết sử dụng máy tính trong công việc (cao hơn so với trung bình cả nước – 85,3%20; trong đó có 58% cán bộ có trình độ tin học văn phòng và 1,2% cán bộ có trình độ công nghệ thông tin từ đại học trở lên); 80% đơn vị có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, với tổng số 112 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (chiếm 1,2%); 41% đơn vị có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

Tại các cơ quan cấp Sở, ngành: đạt 90% cán bộ biết sử dụng máy tính;

80% đơn vị có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, với tổng số 95 cán bộ (chiếm 1,8%), trung bình mỗi đơn vị có 3,9 cán bộ; 50% đơn vị có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

Tại các cơ quan cấp huyện: 89% cán bộ biết sử dụng máy tính; 79% đơn

vị có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, với tổng số 17 cán bộ (chiếm 0,9%), trung bình mỗi đơn vị có 1,6 cán bộ.

Tại các cơ quan cấp xã: 86% cán bộ biết sử dụng công nghệ thông tin

trong công việc.

Nhìn chung, nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp tỉnh, huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhưng vẫn còn thiếu cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin chủ yếu là kiêm nhiệm, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản trị, vận hành hệ thống mạng nhằm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại đơn vị. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp xã còn yếu, chưa có nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin. Trong thời gian tới, cần tiếp tục tổ chức đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin cho các cán bộ công chức tại các cơ quan các cấp để có đủ kiến thức, kỹ năng sử dụng các hệ thống thông tin; đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ quan đơn vị.

(Chi tiết nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng và Nhà nước tham khảo tại Bảng 10 và 11 – Phụ lục 2)

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục và y tế21

Trong các đơn vị giáo dục

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hiện có trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh, Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả, Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng, Trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long có đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin với đội ngũ giáo viên đều có trình độ đại học trở lên.

Hàng năm số lượng sinh viên được đào tạo công nghệ thông tin tại các trường đều tăng đáng kể, với tốc độ tăng trưởng 1,5%/năm. Ngoài ra, còn có 100% trường trung học phổ thông (cao hơn so với trung bình cả nước - 99,7%), 60% trường trung học cơ sở (thấp hơn so với trung bình cả nước - 78,9%) và 52% trường tiểu học (cao hơn so với trung bình cả nước - 47,6%) có đào tạo và giảng dạy về tin học.

Tại các trường trung học phổ thông: có khoảng 2.400 giáo viên, trong đó

có 97% giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và giảng dạy; 143 giáo viên giảng dạy môn tin học, trung bình mỗi trường có 2,6 giáo viên dạy tin học. 46% trường có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chưa có trường nào có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

Tại các trường trung học cơ sở: có khoảng 4.600 giáo viên, trong đó có

86% giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và giảng dạy; 183 giáo viên giảng dạy môn tin học, trung bình mỗi trường có 1,6 giáo viên dạy tin học. 25% trường có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

Tại các trường tiểu học: có khoảng 5.730 giáo viên, trong đó có 81% giáo

viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và giảng dạy; 105 giáo viên giảng dạy môn tin học, trung bình mỗi trường có 1,1 giáo viên dạy môn tin học. Chưa có trường nào có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, giáo viên các trường phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn học, sử dụng phần mềm quản lý PMIS, hệ thống phòng họp trực tuyến, phần mềm quản lý trường học trực tuyến SMAS.

Nhìn chung, nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các trường chuyên nghiệp và trung học phổ thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin và giảng dạy môn tin học. Tuy nhiên, tại các trường trung học cơ sở và tiểu học, tỷ lệ giáo viên giảng dạy môn tin học vẫn còn thiếu nhiều.

Trong các đơn vị Y tế

Theo số liệu khảo sát năm 2013, tại 06 bệnh viện, 186 trạm y tế xã/phường và 11 cơ sở y tế khác: đạt 100% đơn vị có cán bộ biết sử dụng máy

tính và có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, khám, chữa bệnh.

Tại các bệnh viện: tổng số 1.438 cán bộ y, bác sỹ, trong đó 95% cán bộ y, bác sỹ biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và điều trị. 100% bệnh viện có bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin, với tổng số 23 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, trung bình mỗi bệnh viện có 3,8 cán bộ.

Tại các trạm y tế xã/phường: có khoảng 1.700 cán bộ y, bác sỹ, trong đó có 45% cán bộ y, bác sỹ biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý, điều trị. Chưa có đơn vị nào có bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin.

Tại các cơ sở y tế khác: tổng số 381 cán bộ y, bác sỹ, trong đó có 82% cán bộ y, bác sỹ biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý, điều trị. 20% đơn vị có bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin, với tổng số 2 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, trung bình mỗi đơn vị có 1 cán bộ.

Nhìn chung, nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các bệnh viện cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các trạm y tế xã/phường vẫn còn thiếu và yếu. Trong thời gian tới, cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin cho các y, bác sỹ tại các bệnh viện và trung tâm y tế, phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp

Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng tới vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, đã có nguồn nhân lực công nghệ thông tin phụ trách triển khai và ứng dụng các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn thiếu nhiều, đa số các nhân viên phải làm việc kiêm nhiệm hoặc thuê ngoài trong lĩnh vực ứng dụng, bảo trì hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

Trong thời gian tới cần đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin và nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử cho lãnh đạo, cán bộ và nhân viên tại các doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin.

Đánh giá hiện trạng công nghệ thông tin

Điểm mạnh

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, trong phát triển kinh tế xã hội và môi trường tác nghiệp qua mạng. Theo kết quả đánh giá chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, năm 2013, tỉnh đứng vị trí thứ 13 trong cả nước, thuộc nhóm những tỉnh/thành phố có chỉ số ở mức khá, tăng bậc thứ hạng so với năm 2012 (thứ 14).

Về ứng dụng công nghệ thông tin, tỉnh Quảng Ninh đứng vị trí thứ 11/63 tỉnh, thành phố, xếp hạng ở mức khá so với cả nước: ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước đã được triển khai rộng đến cấp huyện và một số đơn vị cấp xã, từng bước đáp ứng tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, cải cách hành chính, đảm bảo truyền nhận thông tin đa chiều an toàn và nhanh chóng, đạt 100% Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện đã triển khai các hệ thống thư điện tử, hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử, phần mềm quản lý tài chính kế toán; xây dựng cổng thông tin điện tử cung cấp các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai đến 100% đơn vị cấp huyện và 20% đơn vị cấp xã, thực sự mang lại hiệu quả về mặt thời gian và tiết kiệm chi phí. Bước đầu xây dựng và hình thành hệ thống các cơ sở dữ liệu phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan nhà nước trong tỉnh. Đã thành lập được 5 Trung tâm hành chính công (Trung tâm hành

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w