DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 43 - 45)

khách, giúp thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tăng trưởng về du lịch, thương mại, công nghiệp cũng như kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh.

V. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNGTIN TIN

Đến năm 2020, đảm bảo 100% cán bộ công chức cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp biết sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.

100% các cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện có lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin được đào tạo bồi dưỡng chương trình lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO), trong đó, mỗi cơ quan sẽ có ít nhất 01 cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

100% các cơ quan Sở, ngành, huyện trên địa bàn tỉnh sẽ có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin có trình độ từ Đại học trở lên. Với khoảng 100 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, trong đó có ít nhất 30 cán bộ có trình độ thạc sỹ.

100% giáo viên có đủ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, 100% học viên học nghề được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; 100% học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học được học tin học.

Các trường Đại học, Cao đẳng và Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tỷ lệ 30 sinh viên (học viên) có 01 giảng viên; trên 70% giảng viên công nghệ thông tin ở các trường Đại học, Cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên.

Tỷ lệ nhân viên tại các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin sẽ chiếm khoảng 1% tổng số lao động của tỉnh, với 6.950 người. 100% các doanh nghiệp lớn và 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ có cán bộ chuyên trách và cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

VI. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNGTIN TIN

Trong giai đoạn đến 2016 là giai đoạn chuẩn bị, sẽ có những bước phát triển mới định hướng cho giai đoạn 2017 – 2030 công nghiệp công nghệ thông tin Quảng Ninh trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, tăng trưởng cao làm nền tảng cho sự phát triển chung và là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong đó, đặc biệt phát triển công nghiệp nội dung số và dịch vụ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Công nghiệp phần mềm có thể phát triển nếu Tỉnh có biện pháp tập trung nguồn nhân lực trong Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông hoặc doanh nghiệp phần mềm; tập trung nghiên cứu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, tạo ra một đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Hình thành khu công nghệ thông tin tập trung; xây dựng và phát triển được nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin mạnh, có quy trình sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước. Đến năm 2017, doanh thu phần mềm và nội dung số chiếm khoảng 20 - 25% trên tổng doanh thu công nghệ thông tin; đến năm 2020, sẽ đạt khoảng 30 - 40% trên tổng doanh thu công nghệ thông tin.

PHẦN IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 43 - 45)

w