PHÂN KỲ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 111 - 113)

Giai đoạn 2015 - 2017

Ứng dụng công nghệ thông tin:

Triển khai xây dựng các hệ thống thông tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu lớn của khối Sở, ngành, huyện. Trong đó, tập trung xây dựng khoảng 15 cơ sở dữ liệu phục vụ các hệ thống thông tin chuyên ngành, quản lý các dịch vụ công trực tuyến, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước.

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông áp dụng tại 14 đơn vị Ủy ban nhân dân cấp huyện, 60 đơn vị Ủy ban nhân dân cấp xã (chiếm khoảng 30%) và tại 6 trung tâm dịch của tỉnh và các địa phương (gồm 1 trung tâm của tỉnh và 5 trung tâm của thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và huyện Vân Đồn). Triển khai xây dựng 30% dịch vụ công mức độ 3 và 15% dịch vụ công mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Xây dựng các cơ sở dữ liệu, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và trong công tác giảng dạy cho các trường học; hệ thống thông tin hỗ trợ khám và điều trị trong các bệnh viện.

Nâng cấp và phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử, Sàn giao dịch việc làm của tỉnh; duy trì hoạt động hiệu quả của các website quảng bá, kinh doanh du lịch của tỉnh.

Hạ tầng công nghệ thông tin:

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở khối Sở, ngành, huyện gồm: hệ thống máy tính, máy chủ, thiết bị ngoại vi, thiết bị mạng.

Kết nối mạng chuyên dùng của tỉnh đến 112 đơn vị cấp xã (chiếm 60%) qua phương thức sử dụng mạng viễn thông công cộng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Triển khai hệ thống chữ ký số và chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và có lượng giao dịch lớn.

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong trường học và các đơn vị bệnh viện tỉnh, huyện, các trung tâm y tế huyện phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu dạy và học và triển khai các chương trình phát triển y tế từ xa.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

Triển khai các dự án đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức các cấp về an toàn an ninh thông tin, xây dựng và triển khai sử dụng các hệ thống thông tin chuyên ngành, các hệ thống dịch vụ công.

Triển khai thực hiện dự án đào tạo tập huấn hội nghị 1 năm/lần cho các cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin Sở, ngành, huyện.

Tập trung cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại Trung tâm công nghệ thông tin nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho các cơ quan, đơn vị Nhà nước, các cơ sở nghiên cứu trên địa bàn tỉnh.

Phổ cập tin học cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

Công nghiệp công nghệ thông tin:

Xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao.

Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển thị trường công nghiệp phần mềm, đặc biệt là gia công xuất khẩu phần mềm và dịch vụ.

Đẩy mạnh số hoá, cung cấp nội dung thông tin số trong cơ quan nhà nước khai thác khả năng ứng dụng dịch vụ nội dung số vào các dự án cung cấp dịch vụ công trên mạng của cơ quan nhà nước.

Giai đoạn 2018 - 2020

Nâng cấp, hoàn thiện các ứng dụng, hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cơ quan nhà nước: bao gồm hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến; cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Tin học hóa được tất cả các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cơ quan Nhà nước. Mọi công dân đều có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ hành chính công một cửa giao tiếp với các cơ quan nhà nước. Xây dựng 60% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 40% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị cơ quan nhà nước cấp Sở, ngành, huyện, xã (bao gồm nâng cấp máy tính, máy chủ, mạng LAN).

Tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng, cơ sở dữ liệu, hệ thống ứng dụng cho giáo dục và hệ thống thông tin hỗ trợ khám và điều trị trong y tế. Trọng tâm giai đoạn này là khối tiểu học, trạm y tế xã/phường.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 111 - 113)

w