Hoạt động sản xuất kinh doanh trong kho xăng dầu

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp luận đánh giá rủ ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro tại tổng kho xăng dầu đức giang (Trang 29 - 34)

1.2.2.1. Các mặt hàng kinh doanh trong kho xăng dầu

Xăng dầu lưu trữ, kinh doanh trong kho xăng dầu bao gồm các mặt hàng: xăng động cơ (Mogas 92, 95), dầu điêzen, dầu hỏa, dầu đốt lò (còn gọi là dầu mazut, FO), nhiên liệu bay.

a. Xăngđộng cơ

Xăng động cơ là một loại dung dịch nhẹ chứa Hydrocacbon dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng thường được lấy từ nhiều quá trình lọc dầu khác nhau như chưng cất, isomer hóa, alkyl hóa, cracking, reforming,…bao gồm các hydrocacbon từ C4 – C12có nhiệt độ sôi khác nhau. Một số dạng hydrocac bon có mặt trong xăng là: prafin, aromatic, olefin, naften, cycloolefin.

Một trong những tính chất quan trọng nhất của nhiên liệu xăng là phải có khả năng chống kích nổ, đặc trưng đó gọi là trị số octan.

b. Nhiên liệu Diesel

Thành phần hóa học

Nhiên liệu Diesel (DO) là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu hỏa và xăng, chứa hydrocarbon từ C16 – C20, C21, sử dụng chủ yếu cho động cơ diesel (phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy) và một phần được sử dụng cho các tuabin khí. DO được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gasoil và là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu thô, lấy phân đoạn có nhiệt độ sôi từ 250oC đến 350oC. Để đánh giá chất lượng nhiên liệu Diesel thông qua trị số Cetaan. Trị số Cetan là chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng tự bốc cháy của diesel và được đo bằng % thể tích hàm lượng n-cetane trong hỗn hợp của nó với Metyl naptalnen ở điều kiện tiêu chuẩn (theo quy ước Metyl naptalen có trị số cetane là 0 và n-cetane có trị số cetane là 100.

c. Dầu hỏa

Phân đoạn kerosene có nhiệt độ sôi từ 180 đến 250oC, bao gồm các hydrocarbon từ C11đến C15, C16. Trong phân đoạn này, hầu hết là các n-parafin, rất ít iso-parafin. Các hydrocarbon naphtenic và hydrocacbon thơm, ngoài loại có cấu trúc một vòng và nhiều nhánh phụ, còn có mặt các hợp chất hai hoặc ba vòng, đặc biệt loại naphten và thơm hai vòng chiếm phần lớn. Phân đoạn kerosene sử dụng chủ yếu có 2 mục đích: làm nhiên liệu phản lực và dầu hỏa dân dụng, trong đó nhiên liệu phản lực là ứng dụng chính từ phân đoạn kerosene. Với khoảng sôi từ 200 đến 310oC có thể sản xuất dầu hỏa thắp sáng đun nấu. Đặc tính quan trọng của dầu hỏa là chiều cao ngọn lửa không khói, để đảm bảo ngọn lửa sáng đẹp, rõ, đều, chiều cao này phải lớn hơn 20mm. Nhiên liệu chứa nhiều hydrocacbon thơm sẽ cho chiều cao ngọn lửa không khói nhỏ hơn 20mm, đồng thời ngọn lửa đỏ, tạo nhiều tàn. Nếu trong nhiên liệu chứa nhiều S, không những gây độc hại trực tiếp cho người sử dụng mà còn làm bóng đèn mờ đi, không đảm bảo cường độ chiếu sáng của ngọn lửa.

d. Nhiên liệu bay

Nhiên liệu dùng trong động cơ phản lực được chế tạo từ phân đoạn Kerosene hoặc từ hỗn hợp giữa phân đoạn kerosene với phân đoạn xăng. Yêu cầu của nhiên liệu phản lực là dễ cháy ở bất kỳ điều kiện nhiệt độ và áp suất nào, cháy điều hòa, không bị tắt trong dòng không khí có tốc độ xoáy lớn vì vậy thành phần của nhiên liệucần có nhiều paraphinic mạch thẳng.

Để đảm bảo nhiệt trị cao, nhiên liệu không được chứa nhiều thành phần aromatic, chủ yếu là paraphinic và naphten. Nhưng để an toàn cho máy bay hoạt động ở độ cao lớn, nhiệt độ thấp thì cần hạn chế phần paraphinic do dễ bị kết tinh, vì vậy cần tăng cường thành phần naphten nhiều vòng.

Các loại phụ gia trong nhiên liệu bay bao gồm: phụ gia chống ôxy hóa tăng độ ổn định trong bảo quản nhiên liệu, phụ gia chống ăn mòn, phụ gia chống đông đặc, phụ gia chống tĩnh điện và một số phụ gia khác ngăn chặn sự phát triển vi sinh, chống tạo khói...

e. Nhiên liệu đốt lò

Nhiên liệu lò đốt (FO) là sản phẩm chủ yếu của quá trình chưng cất dầu thô phân đoạn nhiệt độ lớn hơn 350oC hoặc từ phần cặn của các công đoạn chế biến sâu (cracking nhiệt, cracking xúc tác...) hoặc được pha trộn với những thành phần nhẹ và được sử dụng cho các lò đốt, nồi hơi trong công nghiệp. Thành phần hóa học của nhiên liệu đốt lò bao gồm các loại hydrocacbon và các thành phần phi hydrocacbon.

Bảng 1. 3: Thành phần hóa học của nhiên liệu đốt lò

Loại hydrocacbon Loại phi hydrocacbon

- Các paraphinic C20 – C30 - Các naphtenic - Các aromatic - Các hợp chất lai hợp - Các hợp chất lưu huỳnh - Các hợp chất oxy - Các hợp chất nito - Nhựa, asphaten - Kim loại

Thành phần hóa học của nhiên liệu đốt lò ảnh hưởng đến nhiệt trị của nó. Yêu cầu nhiệt trị của nhiên liệu đốt lò thường là 10.000 kcal/kg. Thành phần paraphinic cho nhiệt trị lớn nhất sau đến thành phần Naphtenic, kém hơn cả là thành phần Aromatic và lai hợp.

Các thành phần phi hydrocacbon khó cháy nhưng khi cháy lại gây mất nhiệt năng. Sản phẩm cháy của chúng tạo cặn cốc, bít vòi phun, bám vào thành nồi hơi...làm giảm hiệu quả truyền nhiệt. Hàm lượng kim loại cũng gây tác hại đến hoạt động của lò. Nếu có mặt vanadi và natri khi ở nhiệt độ cao chúng dễ tạo hợp kim với sắt gây hỏng lò. Thành phần hóa học của nhiên liệu đốt lò còn ảnh hưởng đến độ nhớt, là một chỉ tiêu rất quan trọng cho hoạt động của vòi phun để đạt được kích thước hạt nhiên liệu mong muốn.

1.2.2.2. Hoạt động kinh doanh chung

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong kho xăng dầu đảm bảo các chức năng tiếp nhận xăng dầu (nhập khẩu trực tiếp hoặc trung chuyển xăng dầu), tồn trữ và cung ứng cho khách hàng.

Xăng dầu được nhập khẩu và vận chuyển bằng các tầu dầu có trọng tải lớn về các kho cảng đầu mối, sau đó được bơm chuyển từ tầu dầu vào các bể chứa trong kho xăng dầu.Việc tiếp nhận xăng dầu vào kho hiện tại thông qua các phương thức sau:

- Sử dụng hệ thống cảng biển, cảng sông để tiếp nhận tầu vận tải viễn dương hoặc tầu thủy nội địa và bơm chuyển vào bể chứa trong kho qua hệ thống ống công nghệ và trạm bơm

- Sử dụng hệ thống đường ống chính đểbơm chuyển xăng dầu từkho đầu mối đến kho xăng dầu khác

- Sử dụng hệ thống vận chuyển đường bộ(ô tô xitéc), đường sắt (wagon xitéc) để vận chuyển xăng dầu giữa các kho xăng dầu với nhau.

- Song hành với việc nhập khẩu thì xăng dầu được tồn chứa trong các bể chứa trong kho, tùy theo nhiệm vụ của từng kho đã được phân cấp thì xăng dầu được tồn chứa ngắn ngày hay dài ngày đáp ứng các nhiệm vụ dự trữđảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, hàng gửi của khách hàng trong kho, hoặc phục vụ tại chỗ những vùng bịbão lũ, thiên tai.

Với nhiệm vụ cung cấp xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa từ kho xăng dầu được triển khai theo các phương thức sau:

- Sử dụng phương tiện tầu thủy nội địa, xà lan chuyên dụng để xuất trực tiếp cho các đối tượng khách hàng lớn, đại lý, tổng đại lý

- Sử dụng xe ô tô xitéc để vận chuyển đường bộ tới khách hàng hoặc các cửa hàng bán lẻxăng dầu.

Hình 1. 3. Chuỗi hoạt động kinh doanh xăng dầu

1.2.2.3. Hoạt động xuất hàng tại bến xuất ô tô xitéc

Hoạt động xuất xăng dầu tại bến xuất ô tô xitéc nhằm vận chuyển, cung cấp xăng dầu từ các kho xăng dầu tới các cửa hàng xăng dầu đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời đây cũng là một trong những khâu quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kho xăng dầu.

Các loại hàng hóa được xuất tại bến xuất bao gồm: xăng động cơ các loại, dầu diezen và dầu hỏa

Phương tiện nhận hàng (vận tải, chuyên chở): ô tô xitec, dung tích 5 – 20 m3, có thể có một hoặc nhiều ngăn chứa hàng riêng biệt tùy thuộc vào từng loại xitéc.

Phươnng thức xuất hàng: sử dụng cần xuất chuyên dụng. Nhiên liệu được nhập vào xitéc của ô tô từ các bể chứa của kho xăng dầu thông qua các trang thiết bị tại dàn xuất. Hệ thống này có thể vận hành, điều khiển trực tiếp bằng tay hoặc tự động hóa toàn bộ quy trình, trong đó luôn phải có 01 công nhân thao tác cần xuất trong quá trình xuất hàng.

Các trang thiết bị tại bến xuất ô tô xitéc: Về cơ bản các bến xuất ô tô xitéc có mô hình giống nhau, một bến xuất có thể có một hoặc nhiều cần xuất hàng bao gồm các hạng mục sau:

Mua hàng (nhập khẩu)

Nhập kho Bảo quản/dự trữ Các kho đầu mối

Khách hàng

- Cần xuất hàng: Dùng để nhập xăng dầu vào các ngăn của ô tô xitéc

- Hệ thống thiết bị phục vụ xuất hàng: bơm, van, tách khí, thiết bịđo tính, điều khiển, thiết bị chống tĩnh điện

- Hệ thống ống công nghệ: bao gồm đường ống dẫn xăng dầu từ bể chứa ra bến xuất

- Hệ thống điện động lực và chiếu sáng phòng nổ

- Mặt sàn dàn xuất, lan can cầu lật: phục vụđi lại cho công nhân thao tác - Hệ thống trang thiết bị PCCC

- Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu - Biển báo, biển hiệu, chỉ dẫn.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp luận đánh giá rủ ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro tại tổng kho xăng dầu đức giang (Trang 29 - 34)