- Tính toán bức xạ nhiệt:
Dựa trên tính toán bức xạ nhiệt, Aloha có thể xây dựng được đồ thị vùng bị tác động của bức xạ nhiệt với các mức mặc định như hình vẽ dưới đây:
- Tính toán quá áp:
Quá áp: là mối nguy hiểm chính liên quan đến nổ. Quá áp cũng có thể được gọi là sóng nổ hay sóng áp suất, gây ra do sự giải phóng tại thời điểm nổ; quá áp
càng lớn thì sức phá hủy càng lớn. Khi sử dụng mô hình ALOHA để tính toán mức quá áp do nổ, thường người tadẫn ra 3 mức mặc định của quá áp:
8.0 psi (phá hủy công trình - destruction of buildings) 3.5 psi (chắc chắn bị thương nặng - serious injury likely) 1.0 psi (của kính vỡ - shatters glass)
Chú ý: Trong trường hợp không sử dụng được mô hình aloha (ví dụ do không phần nào của đám mây hơi từ vụ nổ nằm trên giới hạn nổ dưới (LEL) trong bất kỳ khoảng thời gian nào) thì trong trường hợp này phải sử dụng công thức tính quá áp do nổ đã được trình bày trong mục phương pháp luận đánh giá hậu quả khi sự cố xảy ra ở chương 1.
Tỷ số giữa khoảng cách từ tâm nổ và căn số bậc ba của khối lượng theo TNT được coi là “khoảng cách đã chuẩn - scaled distance”, được tính theo công thức thực nghiệm sau:
3m(TNT)
r z=
(Năng lượng tương đương của TNT là 1120 cal/g)
Trong công thức này “m(TNT)”là khối lượng tương đương TNT được tính bằng kg, “r”là khoảng cách tính bằng đơn vị mét.
- Tính khối lượng tươngđương TNT theo công thức: m = Mc x (Hc/1155) x Y Trong đó:
Mc: Khối lượng xăng
Hc: Nhiệt cháy, theo bảng 4 phần phụ lục lấy theo giá trị của Hexane vì xăng bao gồm các hydrocacbon từ C4 - C12)
Y: Phần trăm khối lượng xăng tham gia vào quá trình nổ - Phát thải các chất nguy hại
Các chất nguy hại phát thải khi nổ theo sóng áp suất. Các chất phát thải này có độc tính nhất định và cường độ tác động do sự cố nổ sẽ phụ thuộc vào hàm lượng trong không khí xung quanh tâm nổ, Aloha sẽ tính toán đưa ra đồ thị các vùng nguy hiểm ứng với các mức hàm lượng khác nhau hoặc do mô hình mặc đinh theo hướng gió chủ đạo, hoặc do người sử dụng quy định. Hình vẽ dưới đây mô tả mộtví dụ về kết quả tính toán của Aloha.
- Phát tán các khí nặng từ sự cố hóa chất
Phát thải các khí nặngtừ các kho chứa là quá trình khá phức tạp. Do là khí nặngnên chúng sẽ lan tỏa theo hướng chìm xuống phía mặt đất theo các hướng, tạo
thành mộtđám mây và phát tán theo chiều gió, và cũng sẽ bị các tác động của các luồng khí gần mặt đất khác. Trong trường hợp này ngườita sử dụng các phương trình tính toán của Gause. Để tính toán các mô hình phát thải này, cần phải có các thông tin về tính chất của các hóa chất phát thải dưới dạng khí nặng
Aloha quan niệm 1 khí là khí nặng khi:
Trọng lượng phân tử lớn hơn không khí (TLPT của không khí là 29 kilograms per kilomole.)
Aerosols: là khí có thể hóa lỏng dưới áp suất, thoát ra từ kho chứa ở trạng thái hỗn hợp với không khí thành 1 vùng mây lạnh và nặng có chứa khí và các giọt aerosol rất nhỏ. Quá trình phát tán này được gọi là dòng 2 pha.
Khi đám mây aerosol gặp mồi lửa, chúng sẽ bắt cháy rất nhanh chóng và được gọi là “cháy lóe – flash fire” theo cách gọi của khoa học đánh giá rủi ro. Nguy hiểm của quá trình cháy này là bức xạ nhiệt, khói và các sản phẩm độc hại từ quá trình cháy. Đối với quá trình cháy này, người ta quan tâm nhiều đến giới hạn cháy trên và cháy dưới (tương tự như giới hạn nổ trên và dưới). Vùng cháy trong sự cố sẽ được bao bọc bởi ranh giới gữa giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit (LEL)) và giới hạn nổ trên (the Upper Explosive Limit (UEL)). Giới hạn này là lượng % nồng độ chất cháy trong không khí. Khi tính toán mô hình hóacác sự cố này, Aloha sử dụng 2 giới hạn nồng độ chất cháy để khoanh vùng của ngọn lửa: 60% và 10% của giới hạn cháy dưới, tại đó tạo ra túi lửa nguy hiểm nhất.
CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA TẠI TÔNG KHO XĂNG DẦU
ĐỨC GIANG