Xây dựng kịch bản

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp luận đánh giá rủ ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro tại tổng kho xăng dầu đức giang (Trang 39 - 44)

(1). Kịch bản số 1: Cháy bểchứa xăng

1.1. Nguyên nhân sự cố:

- Nguyên nhân chủ quan: Do cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực bể chứathiếu ý thức hút thuốc hay sử dụng điện thoại trong khu vực gần bồn chứaxăngdầu

- Nguyên nhân khách quan: Do sấm, sét, chập điện gây phát tia lửa điện trong khu vực bồn chứa

1.2. Sự kiện khởi đầu:

- Cháy xăng rò rỉ phát triển thành ngọn lửa và từ đó bốc cháy toàn bộ bểchứa xăng

- Cháy bểxăng kín dẫn đến tăng áp suất đột ngột và nổ bểxăng 1.3. Diễn biến sự cố:

- Từ sự cố cháy xăng trong bể dẫnđến cháy các bể khác trong kho và làm đám cháy lan rộng

- Do nhiệt bức xạ lớn nên có thể làm hư hỏng các công trình xung quanh kho xăng

1.4. Hậu quả:

- Phá huỷ kho xăng và tiêu huỷ toàn bộ khối lượng xăng trong kho

- Có thể gây thương vong cho những người trong khu vực do bức xạ nhiệt

- Có thể gây ô nhiễm không khí do khói từ quá trình cháy xăng không hoàn toàn

- Có thể gây phá huỷ các công trình xây dựng xung quanh

- Có thể gây phá huỷ các xe cộ đỗ trong kho xăng hay khu vựclân cận

- Mức độ thiệt hại củahậu quả phụ thuộc: • Khối lượng xăng dầu lưu chứa trong kho

• Cấu trúc và bố trí của các công trình xung quanh bểchứa xăng • Số lượng người có mặt khi sự cố xẩy ra, mật độ

• Khả năng ứng phó của: Cán bộ kho xăng, lực lượng dân phòng phường có trạm xăng, cứu hoả khu vực, nhân dân có mặt tại hiện trường

1.5. Khả năng (xác suất) xẩy ra sự cố ban đầu phụ thuộc:

- Thiết kế của bểchứaxăng

- Tuân thủ các quy trình an toàn trong khu vực bểchứa xăng

- Độ an toàn của hệ thống điện trong khu vực kho xăng

- Thái độ của người vận hành

1.6. Khả năng (xác suất) xẩy ra sự cố thứ cấp: - Vị trí của bểxăng xẩy ra sự cố sơ cấp

- Năng lực ứng phó với sự cố sơ cấp của các bên liên quan

(2). Kịch bản số 2: Rò rỉ xăng dầu từ đường ống dẫn đến cháy, nổ

2.1. Nguyên nhân sự cố:

- Nguyên nhân chủ quan: Do sai sót trong chế tạo, lắp đặt đường ống chứa xăng dầu

- Nguyên nhân khách quan: Do vật nặng rơi làm nứt, vỡ, gãy đường ống, do đường ống bị ăn mòn

2.2. Sự kiện khởi đầu:

- Xăng rò rỉ qua vết nứt, vỡ dẫn đến cháy và nổ 2.3. Diễn biến sự cố: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cháy thiết bị chứa xăng, dầu gần khu vực rò rỉ xăng dầu

- Cháy nhiều thiết bị chứa xăng khác

- Nổ thiết bị chứa xăng

- Cháy các khu vực lân cận 2.4. Hậu quả:

- Bức xạ nhiệt

- Mảnh kim loại sắc nhọn phát tán do quá trình nổ đường ống, nổ bồn chứa

- Mức độ thiệt hại cua hậu quả phụ thuộc:

• Thiết kế và lắp đặt đường ống công nghệ, bồn chứa xăng • Cấu trúc và bố trí của các công trình xung quanh • Số lượng người có mặt khi sự cố xẩy ra, mật độ

• Khả năng ứng phó của: Cán bộ trạm xăng, lực lượng dân phòng phường có trạm xăng, cứu hoả khu vực, nhân dân có mặt tại hiện trường

1.5. Khả năng (xác suất) xẩy ra sự cố ban đầu phụ thuộc:

- Thiết kế của đường ống công nghệxăngdầu

- Tuân thủ các quy trình an toàn trong khu vực chứa xăng

- Thái độ của người vận hành

1.6. Khả năng (xác suất) xẩy ra sự cố thứ cấp: - Vị trí rò rỉ xăng

- Năng lực ứng phó với sự cố sơ cấp của các bên liên quan

(3). Kịch bản số 3: Cháy trạm bơm

3.1. Nguyên nhân sự cố:

- Nguyên nhân chủ quan: Do sai sót trong thiết kế, chế tạo bơm

- Nguyên nhân khách quan: Do sấm, sét, chập điện gây phát tia lửa điện trong khu vực trạm bơm

3.2. Sự kiện khởi đầu:

- Cháy xăng rò rỉ qua bơm phát triển thành ngọn lửa và từ đó bốc cháy toàn bộ trạm xăng

3.3. Diễn biến sự cố:

- Từ sự cố cháy trạm xăngdãn đến nổ

- Nổ các đường ống công nghệ gần khu vực trạm bơm do tăng áp suất đột ngột 3.4. Hậu quả:

- Phá huỷ trạmxăng

- Có thể gây ô nhiễm không khí do khói từ quá trình cháy xăng không hoàn toàn

- Có thẻ gây phá huỷ các công trình xây dựng xung quanh

- Mức độ thiệt hại củahậu quả phụ thuộc: • Thiếtkế trạm bơm

• Cấu trúc và bố trí của các công trình xung quanh trạmbơm • Số lượng người có mặt khi sự cố xẩy ra,mật độ

• Khả năng ứng phó của: Cán bộ trạm xăng, lực lượng dân phòng phường có trạm xăng, cứu hoả khu vực, nhân dân có mặt tại hiện trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5. Khả năng (xác suất) xẩy ra sự cố ban đầu phụ thuộc:

- Thiết kế của trạm bơm

- Tuân thủ các quy trình an toàn trong khu vựctrạm bơm

- Độ an toàn của hệ thống điện trong khu vực trạm bơm

- Thái độ của người vận hành

3.6. Khả năng (xác suất) xẩy ra sự cố thứ cấp: - Vị trí của trạm bơmxẩy ra sự cố sơ cấp

- Năng lực ứng phó với sự cố sơ cấp của các bên liên quan

(4). Kịch bản số 4: Cháy tại bến xuất ô tô xitec

4.1. Nguyên nhân sự cố:

- Nguyên nhân chủ quan: Do tràn vãi xăng dầu ở họng xuất rồi gặp mồi lửa, do rò rỉ xăng dầu từ xe bồn, do xe bồn không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (theo quan sát tại các kho xăng dầu nước ta, các xe bồn thường cũ nên có nhiều nguy cơ bị rò rỉ xăng dầu). Do cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực bến xuấtthiếu ý thức hút thuốc hay sử dụng điện thoại trong khu vực gần xe bồn, họng xuất….

- Nguyên nhân khách quan: Do sấm, sét, chập điện gây phát tia lửa điện trong khu vực bến xuất

- Cháy xăng rò rỉ phát triển thành ngọn lửa và từ đó bốc cháy toàn bộ xe bồn

- Cháy bồn xăng kín dẫn đến tăng áp suất đột ngột và nổ xe 4.3. Diễn biến sự cố:

- Từ sự cố cháy xăng trong xe bồn dẫnđến cháy các xe bồn khác trong bãi xuấtvà làm đám cháy lan rộng

- Do nhiệt bức xạ lớn nên có thể làm hư hỏng các công trình xung quanh bến xuất

4.4. Hậu quả:

- Phá huỷ các xe bồnvà tiêu huỷ toàn bộ khối lượng xăng trong khu vực bến xuất

- Có thể gây thương vong cho những người trong khu vực bến xuất do bức xạ nhiệt

- Có thể gây ô nhiễm không khí do khói từ quá trình cháy xăng không hoàn toàn

- Có thểgây phá huỷ các công trình xây dựng xung quanh

- Có thể gây phá huỷ các xe cộ đỗ trong bến xuất hay khu vực lân cận

- Mức độ thiệt hại củahậu quả phụ thuộc:

• Khối lượng xăng dầu lưu chứa trong khu vực bến xuất

• Cấu trúc và bố trí của các công trình xung quanh khu vực bến xuất • Số lượng người có mặt khi sự cố xẩy ra, mật độ

• Khả năng ứng phó của: Cán bộ kho xăng, lực lượng dân phòng phường có kho xăng, cứu hoả khu vực, nhân dân có mặt tại hiện trường

4.5. Khả năng (xác suất) xẩy ra sự cố ban đầu phụ thuộc:

- Thiết kế của xe bồn

- Tuân thủ các quy trình an toàn trong khu vực bến xuất

- Độ an toàn của hệ thống điện trong khu vực kho xăng

- Thái độ của người vận hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vị trí của bồn xăng xẩy ra sự cố sơ cấp

- Năng lực ứng phó với sự cố sơ cấp của các bên liên quan

Ma trận (xác suất và hậu quả) dưới dạng một bảng thể hiện trọng số (từ 1đến 4) theo hướng tăng dần để đánh giá theo dạng sàng lọc sơ bộcác sự cố đã được xây dựng nhằm mục tiêu tập trung cho đánh giá chi tiết các sự cố kép có khả năng xảy ra cao và hậu quả nghiêm trọng. Để áp các trọng số vào bảng ma trận, sử dụng các thông tin thu thập được từ chương trình khảo sát, đánh giá theo kinh nghiệm của các chuyên gia.

Bảng 2. 2: Ma trận (theo khả năng xẩy ra và độ nghiêm trọng của hậu quả) để sàng lọc các kịch bản đã được xây dựng Kịch bản Sự cố Khả năng xẩy ra Độ nghiêm trọng của hậu quả Tài sản Sức khỏe Môi trường KBĐ1 Cháy, nổbồn xăng 2 3 3 3 KBĐ2 Rò rỉ xăng dầu từ đường

ống dẫn đến chaý, nổ

1 2 1 1

KBĐ3 Cháy trạm bơm 1 1 2 2 KBĐ4 Cháy tại bến xuất ô tô

xitec

2 2 2 2

Như vậy theo ý kiến của các chuyên gia, kịch bản 1 cháy bồn xăng cókhả năng xảy ra cao nhất và hậu quả nghiêm trọng nhất. Kết quả sàng lọc này được sử dụng để đánh giá chi tiết, phần sau sẽ tập trung ước tính xác suất xảy ra sự cố và đánh giá hậu quả cho trường hợp chaý, nổbồn xăng.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp luận đánh giá rủ ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro tại tổng kho xăng dầu đức giang (Trang 39 - 44)