Tính toán mức quá áp do nổ

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp luận đánh giá rủ ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro tại tổng kho xăng dầu đức giang (Trang 72 - 74)

Khi dùng mô hình aloha để chạy cho trường hợp nổ xăng trong bể chứa số 1 thì không phần nào của đám mây hơi từ vụ nổ nằm trên giới hạn nổ dưới (LEL) trong bất kỳ khoảng thời gian nào nên như đã trình bày trong phần tính quá áp đã đề cập ở chương 3 thìtrong trường hợp này ta phải sử dụng công thức tính quá áp do nổnhư sau:

3m(TNT)

r z=

(Năng lượng tương đương của TNT là 1120 cal/g)

Trong công thức này “m(TNT)”là khối lượng tương đương TNT được tính bằng kg, “r”là khoảng cách tính bằng đơn vị mét.

- Tính khối lượng tương đương TNT theo công thức: m = Mc x (Hc/1155) x Y (13) Trong đó:

Mc: Khối lượng xăng ( = 1502 tấn = 1502000 kg)

Hc: Nhiệt cháy, theo bảng 4 phần phụ lục lấy theo giá trị của Hexane vì xăng bao gồm các hydrocacbon từ C4 - C12)

Hc = 44700 KJ/Kg = 10678,45 Kcal/Kg

Y: Phần trăm khối lượng xăng tham gia vào quá trình nổ (giả thiết Y = 0, 05) Thay các thông số trên vào công thức (13) có:

M = 1502000 x (10678,45/1155) x 0, 05 = 138.866

Như vậy, nếu xảy ra sự cố nổ bể xăng số 1 có thểtính mức sát thương ở khoảng cách 300m từtâm nổ. Bằng công thức :

3m(TNT)

r

z= = 5,79

Theo đồ thị ta tính được mức quá áp tương ứng:

Từ đồthịthểhiện tương quan giữa mức quá áp và khoảng cách chuẩn hình 1.3 chương 1, có thểước định mức quá áp là khoảng 150kPa hay ứng với khoảng 21,77 PSI. Căn cứ vào Bảng 1. 4: Các khả năng phá huỷ gây ra do quá áp, mức này đã đủnăng lượng để gây phá hủynhà cửa hoàn toàn.

Tương tự tính mức sát thương ở khoảng cách 500m – 3500m từ tâm nổ được kết quả cho như bảng sau:

Bảng 3. 3: Mức độ phá hủy theo khoảng cách trong trường hợp nổ bể xăng số 1

(giả thiết chỉ5% lượng xăng trong bể tham gia vào quá trình nổ)

Khoảng cách từ bể xăng số 1 (r), m Khoảng cách đã chuẩn (z) Mức quá áp (PSI) Mức độ Phá huỷ vật thể cấu trúc

300 5,8 21,8 Nhà cửa bị phá huỷ hoàn toàn

500 9,7 5,8 Nhà cửa hầu như bị phá huỷ hoàn toàn

1000 19,3 2,9 Bê tông thường và tường nhà vữa xi măng bị phá huỷ 1500 28,9 0,87 Phá huỷ nhà cửa ở mức nhẹ 2000 38,6 0,65 Các cửa sổ lớn và nhỏ đều bị

vỡ

3500 67,6 0,31 95% không gây phá huỷ nghiêm trọng Từ kết quảtính toán thu được như bảng 4.3 có thể kết luận như sau:

- Trong phạm vi 1500m tính từ bểxăng số 1 nếu xảy ra sự cố nổ bểxăng số 1 thì các nhà cửa trong khu vực này sẽ bị phá hủy từ mức độ nhẹđến phá hủy hoàn toàn. Khu vực chịu tác động của mức quá áp này bao gồm: phường Đức Giang, Thượng Thanh một số hộ dân trên đường Ngô Gia Tự, Ngọc Thụy, khu tập thể Z133, khu đô thị Việt Hưng.

- Trong phạm vi 1500m đến 3500m gồm ga Gia Lâm, phường Gia Thụy, phường Du Nội, Mai Lâm, Hội Phụ một phần phường Giang Biên, Giã Thượng, Phúc Đồng, Yên Viên chịu tác động ở mức nhẹnhư vỡ cửa sổ...

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp luận đánh giá rủ ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro tại tổng kho xăng dầu đức giang (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)