Dân tộc Bahnar trong vùng rừng th−ờng xanh

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng mô hình sử dụng rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số ở Gia Lai - Chương 5 ppt (Trang 56 - 59)

- Cỏc bài học kinh nghiệm về giao đất giao rừng, kinh doanh rừng bởi người dõn được

i) Dân tộc Bahnar trong vùng rừng th−ờng xanh

Các kiến thức sinh thái về quản lý đầu nguồn đ−ợc tập hợp theo nhóm vấn đề nh− sau:

- Quản lý cây rừng, mật độ cây gỗ lớn, diện tích rừng thích hợp ở đầu nguồn để bảo vệ nguồn n−ớc ổn định

- Về kiến thức quản lý loài cây để bảo vệ nguồn n−ớc:

o Một số loài cây rừng có tác dụng ổn định nguồn n−ớc là thông nàng, thông tre, gió trầm

o Tre có tác dụng bảo vệ nguồn n−ớc tốt

o Dây leo thân gỗ có tác dụng gia tăng nguồn n−ớc ở rừng khộp vào mùa khô

o Bạch đàn ảnh h−ởng xấu đến nguồn n−ớc

o Loài cây có rễ lan rộng giúp phòng hộ nguồn n−ớc tốt - Quản lý đất canh tác n−ơng rẫy và bỏ hoá để bảo vệ nguồn n−ớc

Từ hệ thống kiến thức này cho thấy cần có những nghiên cứu, thử nghiệm tiếp theo để phát triển quản lý đầu nguồn dựa vào cộng đồng:

- Quy hoạch, lập kế hoạch quản lý kinh doanh rừng đầu nguồn cần có giải pháp bảo vệ nguồn n−ớc

- Thử nghiệm phát triển làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa vừa có giá trị kinh tế vừa có tác dụng phòng hộ đầu nguồn ở nơi dốc, nguồn n−ớc.

- Quy hoạch canh tác n−ơng rẫy và đất bỏ hoá cần quan tâm đến tác động của nó đến nguồn n−ớc.

ii) Dân tộc Jrai trong vùng rừng khộp

Các nhóm kiến thức sinh thái về quản lý đầu nguồn:

- Quản lý và bảo vệ rừng khộp đầu nguồn trong vùng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn n−ớc và chất l−ợng n−ớc

- Về kiến thức quản lý loài cây để bảo vệ nguồn n−ớc: o Tre lồ ô có tác dụng giữ n−ớc tốt

o Tăng sự hỗn giao một số loài cây th−ờng xanh chuyển tiếp có tác dụng nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn

o Dây leo có tác dụng giữ n−ớc tốt vào mùa khô

Và những nghiên cứu, thử nghiệm tiếp theo để phát triển quản lý đầu nguồn dựa vào cộng đồng:

- Quy hoạch, lập kế hoạch quản lý kinh doanh rừng khộp đầu nguồn cần có giải pháp bảo vệ nguồn n−ớc

- Thử nghiệm phát triển làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa ở rừng chuyển tiếp, tre lồ ô hỗn giao với cây họ dầu để kinh doanh và phát huy phòng hộ nguồn n−ớc trong rừng khộp

5.3.4.2 Phát triển kinh doanh rừng dựa vào kiến thức sinh thái địa phơng

Từ hệ thống kiến thức sinh thái sử dụng rừng của hai cộng đồng, tiến hành hệ thống hoá theo nhóm và xác định các ý t−ởng phát triển công nghệ kinh doanh rừng dựa vào cộng đồng:

i) Dân tộc Bahnar trong vùng rừng thờng xanh

Các nhóm kiến thức sinh thái về sử dụng rừng đ−ợc tập hợp: - Quản lý lửa rừng trong xúc tiến tái sinh tự nhiên

- Kinh nghiệm kinh doanh cây bời lời và bảo vệ nó trong tự nhiên nhờ môi tr−ờng của rừng nửa rụng lá

- Về quản lý loài: Một điểm đáng l−u ý là mối quan hệ giữa loài cây dẻ với sự tồn tại của nấm Linh chi tự nhiên

Và cần có những nghiên cứu, thử nghiệm tiếp theo để phát triển giải pháp kinh doanh rừng dựa vào cộng đồng:

- Phát triển cây bời lời trong hệ thống nông lâm kết hợp và sử dụng đất bỏ hoá

- Thử nghiệm phát triển nấm linh chi trong rừng tự nhiên trên thân cây dẻ tỉa th−a

ii) Dân tộc Jrai trong vùng rừng khộp

Các nhóm kiến thức sinh thái về sử dụng rừng :

- Quản lý bảo vệ rừng khộp còn hiếm hoi trong khu vực là cơ sở để duy trì và phát triển LSNG

- Quản lý kinh doanh lá ghe, một LSNG đặc thù của vùng A Jun Pa

- Kiến thức về các loài cây gỗ, dây leo, chữa bệnh đau bao tử nh− cà chít, căm xe, dây leo chạt chiều và nấm trên cây căm xe

Những nghiên cứu, thử nghiệm cần thiết là:

- Thử nghiệm phát triển các loại LSNG trong rừng khộp nh−: cây thuốc, nấm

Qua kết quả thử nghiệm ph−ơng pháp tiếp cận có sự tham gia, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin để phân tích hệ thống kiến thức sinh thái địa ph−ơng cho thấy:

ị Các nhân tố của kiến thức sinh thái địa ph−ơng trong quản lý tài nguyên rừng có quan hệ với nhau chặt chẽ và khả năng ứng dụng công cụ phần mềm Win AKT để tạo cơ sở dữ liệu mở là khả thi phục vụ cho s−u tập, cập nhật và áp dụng LEK trong phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

iị 18 sơ đồ hệ thống kiến thức sinh thái địa ph−ơng của 2 dân tộc, theo 2 chủ đề và 3 hình thức biểu hiện đã đ−ợc tạo lập là cơ sở cho việc sử dụng, phân tích LEK trong từng dân tộc, từng vùng sinh tháị

iiị Quản lý đầu nguồn là vấn đề quan tâm chung của cả hai cộng đồng, 16 kinh nghiệm đ−ợc phát hiện ở dân tộc Bahnar và 12 ở Jrai là cơ sở tốt cho phát triển giải pháp quản lý rừng đầu nguồn dựa vào cộng đồng.

iv. Kiến thức sử dụng rừng ở cộng đồng Bahnar tập trung vào kinh doanh cây rừng bản địa với 10 kinh nghiệm đ−ợc hệ thống hoá, trong khi đó dân tộc Jrai với rừng khộp nghèo −u thế đã quan tâm nhiều về phát triển lâm sản ngoài gỗ với 23 kinh nghiệm đ−ợc phát hiện. Các kiến thức kinh nghiệm này là cơ sở để chọn lựa, phát triển giải pháp kỹ thuật kinh doanh rừng và đất rừng.

Nh− vậy từ kết quả phân tích hệ thống LEK cho thấy có một loạt các vấn đề về quản lý đầu nguồn, sử dụng rừng cần đ−ợc phát triển hoặc thử nghiệm để tạo tiền đề cho các giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững, dựa vào cộng đồng. Các ý t−ởng này sẽ đ−ợc lồng ghép trong tiếp cận PTD (Phát triển công nghệ có sự tham gia) để phát triển hệ thống giải pháp kỹ thuật trên các trạng thái rừng và đất rừng. Có thể thấy rằng tiếp cận LEK và sử dụng công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho việc xác định hệ thống giải pháp kỹ thuật, công nghệ, quản lý tài nguyên thích ứng, dựa vào kinh nghiệm, kiến thức cộng đồng.

5.4 Phát triển hệ thống giải pháp kỹ thuật có sự tham gia

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng mô hình sử dụng rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số ở Gia Lai - Chương 5 ppt (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)