Phân loại rừng dựa vào cộng đồng: Hệ thống phân loại trạng thái rừng trong lâm nghiệp hiện nay rất khó để cộng đồng tiếp cận, trong khi tài nguyên giao

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng mô hình sử dụng rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số ở Gia Lai - Chương 5 ppt (Trang 41 - 44)

- Cỏc bài học kinh nghiệm về giao đất giao rừng, kinh doanh rừng bởi người dõn được

i) Phân loại rừng dựa vào cộng đồng: Hệ thống phân loại trạng thái rừng trong lâm nghiệp hiện nay rất khó để cộng đồng tiếp cận, trong khi tài nguyên giao

trong lâm nghiệp hiện nay rất khó để cộng đồng tiếp cận, trong khi tài nguyên giao cũng nh− xác định phân chia lợi ích lại dựa vào hệ thống phân loại nàỵ Do đó cần thiếi có công cụ phân loại rừng thích hợp với cộng đồng, đồng thời có thể đối chiếu với hệ thống phân loại theo kỹ thuật hiện hành. Công cụ này đ−ợc phát triển để xác định các loại rừng, trạng thái hiện tại dựa vào kinh nghiệm, kiến thức bản địa và phát hiện các tiêu chí phân loại rừng của cộng đồng. Giúp cho việc đặt tên loại rừng, trạng thái và phân loại dễ hiểu và áp dụng đ−ợc trong cộng đồng; đồng thời có thể so sánh nó với hệ thống phân loại rừng về mặt kỹ thuật để sắp xếp đồng nhất phục vụ quản lý, kinh doanh rừng sau khi giao phù hợp với cả hai bên: cộng đồng và cơ quan quản lý lâm nghiệp nhà n−ớc.

ii) Phiếu thăm dò phơng thức giao đất giao rừng cho hộ hay nhóm hộ (dòng họ) hay cộng đồng dân c thôn: Việc giao đất giao rừng theo đối t−ợng nào cần xuất phát từ tình hình thực tế của từng thôn làng. Công cụ này sẽ hỗ trợ cho việc phát hiện nhu cầu, tình hình thực tế và làm cơ sở tổ chức giao đất giao rừng phù hợp với nguyện vọng của ng−ời dân. Phiếu thăm dò đ−ợc phát cho từng hộ gia đình sau đó đ−ợc tổng hợp và trình bày trong cuộc họp làng để có quyết định cuối cùng.

iii) Vẽ sơ đồ giao đất giao rừng theo hộ, nhóm hộ, cộng đồng dân c thôn:

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giao đất giao rừng, bảo đảm việc giao đất giao rừng một cách công bằng và có sự đồng thuận trong cộng đồng. Công cụ này nhằm để ng−ời dân tự th−ơng thảo và quyết định vị trí nhận đất lâm nghiệp

cho từng hộ hoặc nhóm hộ. Vì thực tế sử dụng đất truyền thống đã hình thành và đ−ợc thừa nhận trong các làng lâu đời, tuy rằng ch−a đ−ợc cấp quyền sử dụng, do đó không nên thiết kế sẵn các lô rừng trên bản đồ và phân bổ một cách chủ quan cho các hộ, nhóm hộ. Thực tế nhu cầu nhận đất lâm nghiệp của hộ, nhóm hộ th−ờng gắn với vùng canh tác n−ơng rẫy của họ, đồng thời cũng có những vùng đã đ−ợc quản lý đất đai theo truyền thống của từng dòng họ; nên việc cộng đồng tự quyết định vị trí, cách phân bổ khu vực giao đến từng đối t−ợng là giải pháp thích hợp và bền vững.

iv) Khoanh vẽ và đo đếm diện tích trạng thái rừng, diện tích giao cho hộ/nhóm hộ/cộng đồng dân c thôn: Làm thế nào để nguời dân có thể rõ ràng vị trí, diện tích, hiện trạng rừng mà họ nhận là điều quan trọng để từ đó họ có thể quản lý đ−ợc các khu rừng của mình. Do đó các kiểu rừng, trạng thái rừng cần đ−ợc điều tra khoanh vẽ để lập bản đồ hiện trạng rừng khu vực giao đất giao rừng, từng lô khoảnh giao đến từng đối t−ợng và thống kê diện tích. Nó là cơ sở để lập các bản đồ giao đất giao rừng cho từng hộ, nhóm hộ, cộng đồng; trong đó thể hiện đầy đủ trạng thái rừng tại thời điểm giao để quản lý. Công cụ này cần kết hợp với kết quả của công cụ - Phân loại rừng dựa vào cộng đồng, để gọi tên trạng thái, kiểu rừng theo 2 cách: Theo kỹ thuật và theo ng−ời dân. Đồng thời dựa vào kết quả công cụ - Vẽ sơ đồ giao đất giao rừng theo hộ, nhóm hộ, cộng đồng. Thực hiện công cụ này có thể tiến hành theo 2 cách:

- Tr−ớc hết dựa vào kết quả vẽ sơ đồ tài nguyên và phân chia diện tích giao của cộng đồng, sau đó nhóm kỹ thuật sẽ tiến hành sử dụng bản đồ địa hình và đo vẽ bổ sung trên thực địa để xây dựng các bản đồ thành quả. Ph−ơng pháp này có hạn chế là ng−ời dân ch−a tiếp cận đ−ợc với bản đồ thành quả và không trực tiếp xác định diện tích rừng của mình.

- Sử dụng bản đồ ảnh máy bay hoặc vệ tinh đã giải đoán, sau đó cung cấp bản đồ này và thúc đẩy cộng đồng nhận diện địa hình, tài nguyên hiện có để bổ sung và khoanh vẽ phân chia diện tích giao đến hộ/nhóm hộ ngay trên bản đồ hiện trạng; sau đó cùng ng−ời dân đi thực địa kiểm tra và định vị bằng GPS để hoàn chỉnh bản đồ. Về đo đếm diện tích, tập huấn nhanh cho cộng đồng các xác định diện tích bằng đếm l−ới ô vuông, sau đó sử dụng các phần mềm Mapinfo, ArcView để kiểm tra và xác định diện tích chính xác.

Công cụ này đ−ợc thiết kế kết hợp hợp hài hoà giữa sự tham gia vẽ sơ đồ của ng−ời dân với công nghệ thông tin địa lý để tiết kiệm thời gian, kinh phí và bảo đảm độ chính xác cần thiết trong GĐGR, đồng thời cũng bảo đảm ng−ời dân rõ ràng về các khu vực giao, trạng thái rừng họ sẽ nhận. Thực tế tr−ớc đây, khi vận dụng công cụ PRA, có quan điểm cho rằng ng−ời dân khó có thể đọc và hiểu bản đồ kỹ thuật,

nh−ng trong thực tế tiến hành ở hai cộng đồng cho thấy với hình ảnh màu của trạng thái rừng và với các hệ thống sông suối, đ−ờng xá, núi trên bản đồ ảnh vệ tinh đã giải đoán thì ng−ời dân nhận biết dễ dàng và có thể tham gia bổ sung, điều chỉnh và khoanh vẽ khu vực giao thuận lợị Ph−ơng pháp này đòi hỏi các cơ quan chức năng địa chính huyện, tỉnh có thể áp dụng công nghệ GIS đơn giản trong quản lý tài nguyên, do đó trong t−ơng lai cần đào tạo nguồn nhân lực và trang bị hệ thống này cho các cơ quan địa chính, giải pháp này không chỉ phục vụ cho GĐGR và còn hỗ trợ đắc lực cho các cấp trong quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng để có những giải pháp và quyết định thích hợp trong quản lý vĩ mô.

Kết quả trên các bản đồ GĐGR cần thể hiện đầy đủ các trạng thái rừng, diện tích; đây cơ sở để đ−a bản đồ vào trong sổ đỏ có thể hiện đầy đủ trạng thái rừng (sổ đỏ tr−ớc đây trong giao đất giao rừng ch−a thể hiện các trạng thái rừng khi giao cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng), từ đây làm cơ sở giám sát tài nguyên đ−ợc giao cũng nh−

để áp dụng quyết định 178 khi phân chia lợi ích cụ thể với từng trạng thái rừng.

Bản đồ hiện trạng giải đoán từ ảnh vệ tinh, làng Ea Chă Wâu Sơ đồ hiện trạng ng−ời dân vẽ, làng Ea Chă Wâu

v) ớc lợng các chỉ tiêu lâm học cho từng trạng thái rừng: Công cụ này phục vụ cho việc xác định đặc điểm lâm học của từng trạng thái rừng khi giao, làm phục vụ cho việc xác định đặc điểm lâm học của từng trạng thái rừng khi giao, làm cơ sở giám sát quản lý tài nguyên và phân chia lợi ích cho ng−ời nhận rừng. Ph−ơng pháp điều tra rừng có sự tham gia đ−ợc áp dụng, trong đó cộng đồng có thể tham gia lập ô tiêu chuẩn để điều tra loài, xác định công dụng, đo đ−ờng kính ngang ngực; cùng với các bảng biểu hỗ trợ nh− biểu chiều cao, biểu thể tích một nhân tố đ−ờng kính, cộng đồng có thể tham gia tính toán các chỉ tiêu loài cây chủ yếu (tên kinh và tên dân tộc), mật độ, đ−ờng kính bình quân, chiều cao bình quân và trữ l−ợng trên ha và tổng hợp theo từng trạng thái rừng giao cho nhóm hộ, thôn làng. Trong GĐGR

không nhất thiết tổ chức các cuộc điều tra rừng tỉ mỉ, ph−ơng pháp điển hình cần đ−ợc áp dụng để giảm số l−ợng ô điều tra và đơn giản hoá trong việc tổng hợp ở điều kiện cộng đồng.

Trên cơ sở điều tra rừng, ô tiêu chuẩn có sự tham gia, hỗ trợ máy tính cầm tay đơn giản, cộng đồng có thể tham gia tính toán: i) Mật độ các ô tiêu chuẩn và quy ra ha, ii) Đ−ờng kính bình quân cộng, iii) Chiều cao bình quân đ−ợc tra biểu H/D, iv) Trữ l−ợng xác định qua biểu thể tích theo đ−ờng kính. (Các biểu chiều cao, thể tích đ−ợc trình bày trong phần kết quả về ph−ơng pháp lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng)

Bảng 5.16: Trích bảng thống kê −ớc l−ợng các chỉ tiêu lâm học theo trạng thái rừng làng Đê Tar

Stt Tên trạng thái, ký hiệu

Tên gọi của cộng đồng Loài cây chủ yếu (3-5 loài) Mật độ N/ha Dbq (cm) Hbq (m) M (m3/ha)

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng mô hình sử dụng rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số ở Gia Lai - Chương 5 ppt (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)