Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuha (Trang 79 - 80)

3.4.4.1. Điều kiện tiến hành thực nghiệm

Cần phân tích kết quả các tiết dạy thực nghiệm cũng như kết quả khảo sát, thăm dò ý kiến bộ môn, để đánh giá giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc tại các trường Tiểu học trên các địa bàn khác nhau để đánh giá đúng trường Tiểu học Thanh Xuân Nam tính khả thi trong việc đưa các bài Đồng dao và trò chơi âm nhạc trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh của trường.

3.4.4.2. Dạy thực nghiệm

Để đáp ứng tiêu chí của việc dạy hát ở bậc Tiểu học cũng như một trong những tiêu chí của luận văn, chúng tôi đã tiến hành đi dự giờ thực nghiệm dạy âm nhạc ở trường Tiểu học tại Hà Nội. Tiết dạy của cô: Nguyễn Thị Hậu (giáo viên phụ trách môn âm nhạc) trường Tiểu học Thanh Xuân Nam kết quả đã thu được qua hai tiết dạy thử nghiệm, tôi có một vài nhận xét sau:

Ưu điểm: học sinh hứng thú học tập, đọc Đồng dao và các bài hát, không khí lớp học vui vẻ, thoải mái, giờ học đạt kết quả cao.

Nguyên nhân: ca từ của các bài Đồng dao này đơn giản, dễ thuộc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Âm vực phù hợp với giọng hát của HS. Bố cục chặt chẽ, nội dung phong phú, giàu hình ảnh có tính giáo dục cao. Giáo viên có kiến thức về âm nhạc sâu rộng.

Phương pháp giảng dạy của giáo viên nhẹ nhàng, dễ hiểu có sức lôi cuốn được sự tích cực tham gia chơi trò chơi của học sinh. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của giáo viên và học sinh cùng cách thức tổ chức lớp học hài hòa hợp lý, phát huy được tính tích cực hoạt động và sáng tạo của học sinh, giúp các em phát triển tư duy, trí tưởng tượng, tai nghe, trí nhớ âm nhạc cũng như khả năng cảm thụ về âm nhạc của học sinh Tiểu học Thanh Xuân Nam.

Nhược điểm: một vài học sinh tiếp thu còn chậm nên không hòa đồng vào việc đọc hát đồng thanh bài Đồng dao và ngại tham gia trò chơi do khả năng tiếp thu âm nhạc còn hạn chế, tai nghe kém chuẩn xác vì thế một số em học sinh chưa mạnh dạn, tự tin. Ngoài ra một số em có thể lực yếu chưa đảm bảo được sức khỏe để tham gia chơi trò chơi.

Biện pháp khắc phục: tăng cường hoạt động vui chơi, ca hát (tại các buổi học ngoại khóa âm nhạc). Thường xuyên cho các em tiếp xúc với nhiều hình thức học tập khác nhau như xem băng, xem các chương trình biểu diễn, giao lưu văn nghệ và trực tiếp hoạt động, kết hợp với nhà trường, gia đình, phụ huynh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để học sinh Tiểu học được học tập, vui chơi, ca hát.

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuha (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w