Đặc điểm lời ca

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuha (Trang 37 - 40)

Đồng dao có ca từ đa dạng thường là hai từ, ba từ, bốn từ, sáu từ, tám từ... hay hỗn hợp các thể thơ. Cấu tạo của bài hát Đồng dao bao gồm âm điệu và thanh điệu. Ca từ gắn với nhịp điệu tạo chất ca xướng đa dạng, phong phú bởi đặc điểm của lối bắt vần chân, vần lưng cũng có ảnh hưởng tới cấu trúc âm nhạc cho từng bài Đồng dao cụ thể. Chẳng hạn, cùng với sự xuất hiện phổ biến của vần bằng (thanh không - thanh huyền), vần trắc (gồm 4 thanh còn lại) ở giữa dòng và cuối dòng thơ tạo ra sự luân phiên thanh bằng, trắc làm nên tính trầm bổng cho giai điệu nhạc. Chẳng hạn trong các bài Đồng dao Thả đỉa ba ba, Kéo cưa lừa xẻ, Mười ngón tay, … ca từ được xây dựng ở thể thơ ba chữ, trong cả bài Đồng dao sử dụng lối bắt vần chân luân phiên thanh bằng trắc tương đối nhịp nhàng tạo cho lời ca tăng thêm tính hấp dẫn khi trẻ tham gia trò chơi:

Mười ngón tay Ngón đi trâu Ngón dò biển

Ngón đi cày Ngón đi cấy Tôi ngồi đếm

Ngón tát nước Ngón cầm bay Mười ngón tay. Ngón cầm lược Ngón đánh cờ

Ngón chải đầu Ngón chèo đò

Với bài Đồng dao Lạy trời được xây dựng ở thể thơ bốn chữ, sử dụng kết hợp lối bắt vần lưng và chân luân phiên thanh bằng, trắc tạo nên tính chất trầm bổng khác biệt cho bài Đồng dao:

Lạy trời mưa xuống

Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp Lấy ông nắng lên. Cho trẻ con chơi Cho già bắt rận Cho tôi đi cày.

Ngoài ra, trong một số bài Đồng dao cổ truyền còn sử dụng thể thơ hỗn hợp, thơ lục bát cũng có khi lời ca là sự kết hợp của thể thơ sáu chữ, tám chữ. Những hình thức thơ và nội dung các ca từ của Đồng dao hoàn toàn phù hợp với nhận thức và tâm sinh lý tuổi thiếu nhi, học sinh tiểu học thời nay. Chẳng hạn như bài Con gà cục tác lá chanh:

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn, mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.

Bài Đồng dao này giúp trẻ nhỏ biết về kiến thức ẩm thực, về nữ công gia chánh, dạy trẻ em biết mỗi món ăn nên đi kèm loại gia vị gì.

Ngày nay, nhiều bài bản Đồng dao mới đã ra đời và đi vào đời sống xã hội. Chẳng hạn trong đó như bài Em và bạn với lời Đồng dao của thời đương đại:

Bạn mới đến trường Hãy còn nhút nhát Em dạy bạn hát Rủ bạn cùng chơi Cô thấy cô cười Cô khen đoàn kết

Bài Em và bạn là một mô hình sáng tạo của Đồng dao đương đại cho ta thấy phần lời ca dạy trẻ biết đoàn kết, yêu thương bạn bè, khi thấy bạn

“mới đến trường”, vẫn còn “nhút nhát”, bé đã chủ động “dạy bạn hát”, “rủ bạn cùng chơi”.

Nhờ đặc điểm nhân cách hóa trong ngôn ngữ thơ Đồng dao nên trong thế giới động vật, các con vật đã trở nên gần gũi, thân thiện, trở thành bạn bè và gắn bó với đời sống tâm hồn trẻ nhỏ. Các em luôn tưởng tượng các loài vật ít nhiều có khả năng nghe và hiểu những điều mình nói. Chẳng hạn, bài Cây dây leo:

Cây dây leo, bé tí teo

trong nhà, lại bò ra, ngoài cửa sổ Và nghểnh cổ, lên trời cao Hỏi vì sao? Cây trả lời

Ra ngoài trời, cho dễ thở Ngắm nắng gió, gọi mưa rào Cây mới cao, hoa mới đẹp. [34]

Với bài Đồng dao này, trẻ nhỏ như thấy “cây dây leo” đang “ở trong nhà” sao “lại bò ra, ngoài cửa sổ” nên chúng thấy lạ, tò mò bèn hỏi cây một cách hồn nhiên: “hỏi vì sao”? Và rồi được cái “cây trả lời” như ý nói rằng loài cây không thể sống mãi trong nhà mà phải “ra ngoài trời, cho dễ thở”, để cùng “Ngắm nắng gió, gọi mưa rào”; để có những tia nắng giúp cây quang hợp, lớn nhanh.

Và việc đón gió để mầm sống của cây, của các loài cây được vươn xa, đi xa cùng những cơn mưa để sinh sôi, phát triển... Qua bài Đồng dao này trẻ đã hiểu thêm được đặc tính sống của cây, những điều kiện cần và đủ để một cây non có thể phát triển và trưởng thành tốt.

Nhìn chung lời ca Đồng dao Việt Nam cổ xưa cũng như Đồng dao đương đại đều có vị trí rất quan trọng khi phối hợp, vận dụng vào thực hiện các trò chơi âm nhạc. Lời ca giúp trẻ dễ nhớ, dễ phát âm. Nội dung lời ca có mối liên hệ với môi trường xung quanh, với sự vật hiện tượng. Nội dung

lời ca có vai trò rất quan trọng, nó luôn hỗ trợ cho những hình thức của trò chơi, cho nội dung các cuộc chơi thêm phong phú, đa dạng, linh hoạt và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuha (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w