Xây dựng môi trường dạy học tích cực

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuha (Trang 71 - 73)

3.2.6.1. Mục đích thực hiện

Xây dựng môi trường học tập lành mạnh đảm bảo được các điều kiện về cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, có sân chơi cho các em…

Xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt vui chơi của học sinh; quan tâm nhiều về hoạt động trải nghiệm trong học tập nhằm giáo dục các kỹ năng sống, …

Kết hợp tốt các môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Nhằm đưa hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS vào nền nếp, tạo một môi trường sư phạm ngăn nắp, kỷ luật nhưng thân thiện. Làm tốt phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”...

3.2.6.2. Nội dung thực hiện

Để có môi trường học tập tốt chúng ta cần quan tâm những vấn đề như: Cần xây dựng được nền nếp học tập của/cho học sinh; xây dựng cơ sở vật chất khang trang; làm tốt mối quan hệ của môi trường giáo dục... Nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo xây dựng phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm quán triệt và chỉ đạo phong trào đảm bảo hoạt động đồng bộ, thường xuyên và bền lâu...

Ban chỉ đạo xây dựng phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực cần xây dựng kế hoạch, nội dung các quy định, nêu rõ thời gian bắt đầu thực hiện, thời gian hoàn thành (đi vào nền nếp), điều chỉnh, bổ sung hợp

lý các qui đinh, qui chế hoạt động... Đồng thời cần thành lập ban kiểm tra, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định, nội quy đề ra.

Tập hợp, nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Bộ GD-ĐT về quy định dạy và học. Chẳng hạn như mục tiêu đào tạo trường tiểu học, điều lệ trường tiểu học, quy định về hồ sơ giảng dạy, quy định về thi đua khen thưởng, điều kiện xét hoàn thành chương trình, các tiêu chí khác liên quan dạy học âm nhạc và hát Đồng dao cho học sinh tiểu học. Cần cụ thể hóa các yêu cầu văn bản của Nhà nước về giáo dục đào tạo âm nhạc cho học sinh tiểu học vào đơn vị mình. Từ đó đề ra các yêu cầu, chế độ, chính sách, qui chế thực hiện đối với cán bộ giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học tập âm nhạc (chính khóa và ngoại khóa) cho học sinh tiểu học.

Tổ chức cho giáo viên, học sinh học tập, trao đổi rút kinh nghiệm việc thực hiện nền nếp năm học trước. Các vấn đề tồn tại, yếu kém, chưa thực hiện được cần được quán triệt và đề ra các biện pháp khắc phục. Các nội dung đó thực hiện tốt cần được tuyên dương, khen thường đồng thời nhân rộng phạm vi áp dụng.

Xây dựng nghiêm túc các kế hoạch nội dung công việc, kịp thời chấn chỉnh nền nếp học sinh, sinh hoạt vui chơi của học sinh đảm bảo phát huy được vai trò chủ động tích cực, sáng tạo của các em.

Thông báo rộng rãi các quy định, quy chế chuyên môn tới toàn thể giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường, nội quy học sinh tới toàn học sinh. Nêu rõ hình thức khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, mức độ xử lý kỷ luật với các trường hợp vi phạm, không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giữa gia đình - nhà trường - xã hội … các yếu tố tâm lý như động cơ, nhu cầu, hứng thú, tích cực học tập học sinh và phong cách, phương pháp giảng dạy của giáo viên tạo nên môi trường học tập. nhóm, lớp.

Giáo dục nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động có hệ thống đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Thống qua các nội quy quy chế hoạt động học tập của giáo viên và học sinh là cơ sơ để mọi người thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập của mình.

Giáo viên làm tốt công tác giảng dạy và quản lý hoạt động học tập của học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục của cấp học, thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh, … nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn động cơ học tập, ý thức đạo đức học sinh.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Xây dựng kế hoạch, nội quy học sinh, quy chế hoạt động giảng dạy của giáo viên là cơ sở để mọi người cùng thực hiện.

Hiệu trưởng nhà trường phải tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở, dân chủ phấn khởi, nhưng cũng phải đảm bảo tính nghiêm túc trong tập thể sư phạm nhà trường và tập thể học sinh. Tập thể nhà trường đoàn kết luôn có sự đồng thuận nhất trí cao giữa các tổ chức trong toàn trường, phát huy được sức mạnh tập thể trong việc chỉ đạo thực hiện nội quy, quy chế trường học.

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuha (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w