và học sinh
Như ta đã biết giá trị của Đồng dao mang lại cho học sinh là rất nhiều. Tuy nhiên khi tìm hiểu chương trình âm nhạc tiểu học hiện nay cho thấy, số lượng bài Đồng dao còn hạn chế. Trong khi đó, số lượng học bài hát thông thường, bài hát dân ca, bài hát nước ngoài lại chiếm tỷ lệ cao. Từ thực tế khảo sát cho thấy, việc dạy hát Đồng dao cho học sinh tiểu học hiện nay ở Hà Nội nói chung, ở trường Tiểu học Thanh Xuân Nam nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức, còn những bất cập cần được giải quyết. Vì thế, mục tiêu bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc nói chung,
dạy hát các bài Đồng dao nói riêng là điều cần được các trường tiểu học ở Hà Nội cũng như trường Tiểu học Thanh Xuân Nam quan tâm hơn nữa.
Giáo viên có trình độ Cao đẳng và đại học nhưng kiến thức đệm đàn và sử dụng các tính năng của đàn còn hạn chế. Trong quá trình giảng dạy cô rất ít sử dụng Đàn phím điện tử để đệm hát cho ca khúc mà chỉ bật phần nhạc ghi sẵn trong đàn cho học sinh hát. Hơn thế với hát Đồng dao, giáo viên dường như chưa biết cách khai thác hiệu quả và hiểu hết ý nghĩa của việc tổ chức dạy Đồng dao cho trẻ. Việc dạy còn qua loa chưa biết biến tấu, sáng tạo, phát triển thành các trò chơi và gắn hát những bài Đồng dao.
Học trò chưa tích cực tham gia chơi trò chơi, thậm chí một số em không thích học môn nhạc vì chưa thuộc bài nên sợ cô giáo kiểm tra bài cũ khiến giờ học nhạc trở nên kém sôi nổi dẫn đến giờ học hát nhạc chưa thực sự hấp dẫn học sinh Tiểu học.
1.2.5.1. Thuận lợi
Thuận lợi, là trường chuẩn của Quận Thanh Xuân nên trường Tiểu học Thanh Xuân Nam được thành phố Hà Nội quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất tốt. Lớp học đẹp, được trang bị đủ bàn ghế, đồ dùng dạy học, trang thiết bị tiên tiến. Môi trường trong lành, cảnh quan đẹp, thoáng mát. Mỗi lần có điều kiện thuận lợi, nhà trường cùng các cô đã tổ chức cho các bé đi tham quan di tích lịch sử, về đất nước, con người Việt Nam, ở các bảo tàng, danh lam thắng cảnh...
1.2.5.2. Khó khăn
Trong những năm gần đây trường Tiểu học Thanh Xuân Nam đã được sự quan tâm của Thành phố Hà Nội với việc trang bị nhiều cơ sở vật chất hiện đại song vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ. Vì vậy, việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy nhạc chính khóa hay ngoại khóa ở trường còn gặp một số hạn chế nhất định.
Bằng cấp của giáo viên và năng lực nghệ thuật còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa sử dụng thạo phần mềm trình chiếu, chưa biết sử dụng điêu luyện nhạc cụ để giúp trẻ thêm hứng thú. Học sinh ít được tiếp xúc và thực hành với Đồng dao nên hiện tượng thờ ơ, chưa hứng thú trong các tiết dạy là rất phổ biến.
Về cơ sở vật chất, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam hiện có diện tích đất sử dụng tương đối hẹp so với sự phát triển của nhà trường, điều kiện sân bãi để vui chơi và học tập của học sinh còn hạn chế, không gian, cảnh quan còn nhiều eo hẹp, khiêm tốn.