TRẺ TẠI THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU (T0)
4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm điều tra sàng lọc và thờiđiểm bắt đầu nghiên cứu (T0). điểm bắt đầu nghiên cứu (T0).
Điều tra sàng lọc:
Tiến hành điều tra sàng lọc trên 796 trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi tại 2
xã thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang để chọn ra
những trẻ bị SDD thấp còi đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu can thiệp
chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ SDD tại nơi đây còn khá cao. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 17,2%; SDD thấp còi là 28,9% và SDD thể gày còm là 6,5%. Điểm đáng chú ý là có tới gần 1/3 số trẻ trong nghiên cứu bị SDD thấp còi (Phụ lục 2). So sánh với số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Biểu đồ 4.1), tỷ lệ thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi còn ở mức cao so với các địa bàn khác trên cả nước và gần chạm ngưỡng cao so với phân loại của WHO.
Biểu đồ 4.1. Diễn biến tình trạng SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi phân bố theo vùng sinh thái [19].
Tuổi trung bình của trẻ tham gia điều tra sàng lọc là: 30,7 ± 10,1 (tháng). Tỷ lệ tỷ lệ trẻ trai (53,9%) nhiều hơn trẻ gái (46,1%). Phân bố tỷ lệ trẻ giữa các nhóm tuổi là tương đương nhau. Có 30,9% số trẻ ở nhóm tuổi 12-23 tháng, 34,4% ở nhóm tuổi nhóm 24-35 tháng và ở nhóm tuổi 36-47 tháng là 34,8%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 3). Tỷ lệ SDD có xu hướng tăng cao ở nhóm tuổi 24-47 tháng (Phụ lục 4). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả tổng điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2009- 2010. Còn tại các nước đang phát triển, tỷ lệ thấp còi bắt đầu tăng từ 3 tháng tuổi và sau đó tăng chậm lại khoảng 2 tuổi (Biểu đồ 4.2).
1 Cân nặng so với tuổi (WAZ) Cân nặng so với chiều cao (WHZ)
0.75 Chiều cao so với tuổi (HAZ) 0.5 0.25 (W H O ) 0 -0.25 -0.5 Z -s co re s -0.75 -1 -1.25 -1.5 -1.75 -2 55 58 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 49 52 Tuổi (Tháng)
Biểu đồ 4.2. Sự thay đổi về tỷ lệ các thể suy dinh dưỡng theo lứa tuổi ở các nước đang phát triển [17].
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ SDD tại địa bàn nghiên cứu còn cao chủ yếu là do khẩu phần ăn chưa hợp lý. Chế độ ăn của trẻ không đủ năng lượng và thành phần dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ như: giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ. Nghề nghiệp chính của các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi là làm ruộng với trình độ học vấn chủ yếu là trung học cơ sở dẫn đến kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ còn hạn chế (Bảng 3.1). Tương tự, quả điều tra của MDG (2011) tại Zambia cho thấy, tỷ lệ trẻ bị SDD
liên quan đến trình độ học vấn của mẹ. Tỷ lệ SDD gặp cao hơn ở bà mẹ có TĐHV thấp (15,0%) [111].
Trên trung học cơ sở Trung trung cơ sở Tiểu học Không đi học
Tỷ lệ %
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ SDD của các trẻ <5 tuổi theo trình độ học vấn của bà mẹ [111].
Bắt đầu can thiệp (T0)
Tất cả trẻ được lựa chọn cho nghiên cứu can thiệp của chúng tôi là trẻ bị SDD thấp còi lứa tuổi 1 - 3 tuổi. Tuổi trung bình là: 29,1 ± 9,6 (tháng). Tỷ lệ trẻ trai (56,2%) nhiều hơn trẻ gái (43,8%). Không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của trẻ trong nhóm nghiên cứu (Bảng 3.2).
Tại thời điểm T0, 160 trẻ SDD thấp còi của 2 xã (Tân Hoa và Giáp Sơn) đủ tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu được thu thập các thông tin chung, chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao), khám lâm sàng, lấy máu xét nghiệm. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao trung bình) giữa 2 nhóm tại thời điểm bắt đầu can thiệp (p>0,05). Tương tự, tỷ lệ các thể SDD ở 2 nhóm là tương đồng nhau: 100% trẻ SDD thấp còi; 3,8% trẻ SDD thể gầy còm và SDD thể nhẹ cân dao động từ 35,0% đến 41,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Biểu đồ 3.1).