Hiệu quả cải thiện trên các chỉ số sinh hoá máu

Một phần của tài liệu NGUYENTHITHUYHONG-Nhi30 (Trang 121 - 123)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng sản phẩm Viaminokid thường xuyên, liên tục trong 9 tháng đã tăng rõ rệt nồng độ hemoglobin, kẽm, ferritin huyết thanh, IGF-1, IgA và giảm có ý nghĩa tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu sắt, tỷ lệ IGF-1 thấp ở nhóm trẻ can thiệp. Mặc dù, nồng độ các chỉ số trên có xu hướng cải thiện ở cả nhóm chứng, nhưng không rõ ràng như nhóm can thiệp, thể hiện sự thay đổi qua các gia đoạn: T0-T5; T0-T9 và T9-T15.

Nồng độ hemoglobin và tỷ lệ thiếu máu:

Trong 15 tháng nghiên cứu, nồng độ Hb tăng cao nhất ở giai đoạn can thiệp T0-T9 (14,63 ± 10,10 g/L) cao hơn so với mức tăng ở nhóm chứng (9,43 ± 8,73 g/L). Tuy nhiên, nồng độ này lại có xu hướng giảm sau 6 tháng dừng can thiệp (-1,91 ± 7,50 g/L) (Bảng 3.23).

Nồng độ ferritin và tỷ lệ thiếu sắt:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ ferritin huyết thanh của nhóm can thiệp đã được cải thiện một cách rõ rệt so với nhóm chứng. Ở giai đoạn T0- T9, nồng độ ferritin của nhóm can thiệp (16,53 ± 29,88 µg/L) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (2,85 ± 27,66 µg/L) với p<0,05. Nồng độ này vẫn tiếp tục tăng duy trì ở mức (7,10 ± 33,87 µg/L) sau 6 tháng dừng can thiệp (T9- T15). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3.24).

Nồng độ kẽm huyết thanh và tỷ lệ thiếu kẽm:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ kẽm huyết thanh của nhóm can thiệp đã được cải thiện một cách rõ rệt so với nhóm chứng ở tất cả các giai đoạn. Ở cả 2 nhóm, nồng độ kẽm huyết thanh ở giai đoạn T0-T9 (2,16 ± 2,33 µmol/L) cao hơn so với giai đoạn T0 -T5 (1,62 ± 3,68 µmol/L). Sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Nồng độ này lại có xu hướng giảm ở cả 2 nhóm sau 6 tháng dừng can thiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Nồng độ IGF-1:

Trong nghiên cứu này, mức thay đổi về nồng độ IGF-1 ở nhóm can thiệp đã cải thiện so với nhóm chứng qua các giai đoạn và tiếp tục duy trì sau khi dừng can thiệp. Tuy nhiên, hiệu quả can thiệp ở giai đoạn dừng can thiệp T9- T15 có mức tăng thấp hơn (6,45 ± 26,29ng/mL) so với giai đoạn T0-T9 (26,48 ± 35,73 ng/mL) (Bảng 3.25).

Đồng thời, biểu đồ 3.7 cho biết hiệu quả can thiệp thô về tỷ lệ giảm IGF-1. Kết quả cho thấy, hiệu quả thô trong việc giảm tỷ lệ thiếu IGF-1 được duy trì ở mức cao ở nhóm được can thiệp (47,7%), trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm chứng là 2% (p<0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Xuân Ninh, có sự thay đổi về nồng độ Hb, ferritin, kẽm, vitamin A của trẻ 5-8 tháng tuổi khi sử dụng bột bổ sung đa vi chất trong 6 tháng liên tục. Tác giả Nguyễn Thanh Hà nghiên cứu về hiệu quả sản phẩm spinkles và kẽm đơn thuần cho trẻ SDD thấp còi 6-36 tháng tuổi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong 6 tháng và đánh giá hiệu quả sau 6 tháng dừng can thiệp cũng nhận thấy, nồng độ Hb, kẽm, sắt, vitamin A huyết thanh ở nhóm được can thiệp cao hơn hẳn so với nhóm chứng [132]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Hà (2013) cũng cho kết quả tương tự về cải thiện Hb và nồng độ kẽm trên nhóm trẻ 6-12 tháng tuổi được sử dụng gói bổ sung lysine và đa vi chất trong 6 tháng can thiệp [98].

Nồng độ IgA:

Mức thay đổi về nồng độ IgA ở nhóm can thiệp đã cải thiện so với nhóm chứng tiếp tục duy trì sau khi dừng can thiệp. Hiệu quả can thiệp ở giai đoạn T0-T5 và giai đoạn T0-T9 là tương đương nhau và có xu hướng giảm sau

6 tháng dừng can thiệp T9-T15 (-6,02 ± 34,41mg/dL) (Bảng 3.25). Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tương tự, hiệu quả thô trong việc giảm tỷ lệ thiếu IgA ở nhóm can thiệp là 23,6% cao hơn so với nhóm chứng 2% (Biểu đồ 3.7). Tuy nhiên, khi so sánh về mức thay đổi IgA ở 2 thời điểm T9 và T15 thì nồng độ IgA của cả nhóm can thiệp và nhóm chứng là ít thay đổi.

Kết quả trên cho thấy, nồng độ IgA đã tăng đáng kể trong 9 tháng can thiệp (T0-T9) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết hợp với việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lý đường hô hấp và tiêu hóa, có thể giải thích rằng, chính việc bổ sung thêm các acid amin từ Viaminokid vào khẩu phần ăn của trẻ đã góp phần trực tiếp làm tăng miễn dịch cơ thể. Bên cạnh đó, sự có mặt của các thành phần dinh dưỡng như: vitamin A, vitamin D, kẽm, selen đã có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ dừng là có xu hướng cải thiện về nồng độ miễn dịch IgA huyết thanh, chúng tôi thấy rằng cần phải có các nghiên cứu sâu hơn và đánh giá thêm các chỉ số miễn dịch khác như: IgG, IL-10; IL-6 và ở các dịch bài tiết khác như nước bọt thì sẽ làm sáng tỏ hơn vai trò của sản phẩm Viaminokid.

Một phần của tài liệu NGUYENTHITHUYHONG-Nhi30 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w