Xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu NGUYENTHITHUYHONG-Nhi30 (Trang 59 - 60)

- Số liệu được nhập bằng phần mềm EPIDATA. Số liệu về nhân trắc được xử lý bằng phần mềm Anthro của WHO, 2006. Tất cả số liệu được chuyển và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Trước khi sử dụng các phép thống kê, số liệu (của các biến liên tục) được kiểm định về phân bố chuẩn.

- Các thuật toán dùng để phân tích số liệu:

χ2 test: Dùng để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong cùng một nhóm tại các thời điểm khác nhau. Tính chỉ số hiệu quả cho từng nhóm và tính hiệu quả can thiệp. Các tỷ lệ so sánh là: tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm, tỷ lệ giảm IgA, IGF-1, tỷ lệ tiêu chảy, viêm đường hô hấp.

t-test ghép cặp: Dùng để so sánh 2 giá trị trung bình trong trường hợp phân bố chuẩn. Các chỉ số để so sánh từng cặp là: cân nặng, chiều cao, Z- score: CN/T, CC/T, CN/CC, tỷ lệ suy dinh dưỡng, nồng độ Hb, kẽm huyết thanh, ferritin huyết thanh, nồng độ IGF-1, IgA; số ngày mắc, số đợt mắc, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp tại các thời điểm trước và sau can thiệp.

Mann-Whitney test: Dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình (phân bố không chuẩn) giữa 2 nhóm nghiên cứu cùng thời điểm. Các chỉ số dùng trong so sánh là: cân nặng, chiều cao, WAZ-score, HAZ-score, WHZ- score.

Fisher-exact test: Dùng để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong cùng một nhóm tại các thời điểm khác nhau. Các tỷ lệ so sánh là: tỷ lệ các thể suy dinh dưỡng (WAZ, HAZ, WHZ), tỷ lệ giảm IgA, IGF-1.

Một phần của tài liệu NGUYENTHITHUYHONG-Nhi30 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w