Hiệu quả can thiệp đối với bệnh lý tiêu hoá sau 9 tháng can thiệp

Một phần của tài liệu NGUYENTHITHUYHONG-Nhi30 (Trang 92 - 95)

(T0-T9) và sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15).

Bảng 3.27. Hiệu quả can thiệp đối với số lần và số ngày mắc bệnh tiêu chảy

Chỉ số Giai đoạn Nhóm chứng # Nhóm can thiệp #

( ± SD)X ( ± SD)X T0– T5 2,34 ± 2,33 2,02 ± 1,24 T5–T9 1,78 ± 2,78 a 1,56 ± 1,27 a Số ngày T9 – T15 2,56 ± 3,87 1,05 ± 1,55**,a mắc/trẻ Trung bình 2,28 ± 3,02 1,55 ± 1,28 * trong 15 tháng T0–T5 1,02 ± 1,23 0,81 ± 1,34 T5–T9 1,12 ± 1,76 0,62 ± 1,02 * Số lần mắc T9 – T15 1,05 ± 1,27 0,56 ± 1,08*,a bệnh Trung bình 1,06 ± 1,59 0,69 ± 1,20* trong 15 tháng

*, p<0,05, **, p<0,01 so với nhóm chứng (Mann-Whitney test).

a

, p<0,05 so sánh trước và sau can thiệp cùng nhóm (t-test ghép cặp). #, n = 80 (T0, T5, T9) và n = 68 (T15).

Nhận xét: Số ngày mắc tiêu chảy của nhóm can thiệp đã cải thiện đáng kể so với nhóm chứng qua các giai đoạn can thiệp (p<0,01), sự cải thiện này tiếp tục được duy trì sau 6 tháng dừng can thiệp. Đặc biệt, số lần mắc tiêu chảy ở nhóm can thiệp đã giảm hơn một nửa so với nhóm chứng qua các giai đoạn can thiệp với p<0,05.

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.9. Tần số mắc tiêu chảy cấp sau 9 tháng can thiệp

Nhận xét: Tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ bị SDD thấp còi cũng đã được cải thiện có ý nghĩa. Sau 9 tháng can thiệp, số trẻ không mắc tiêu chảy lần nào ở nhóm can thiệp cao hơn hẳn so với nhóm chứng (85,0% so với 67,5%, p<0,05). Tương tự, số lần mắc tiêu chảy cũng đã giảm đáng kể ở nhóm được can thiệp so với nhóm chứng.

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.10. Cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ tại các thời điểm can thiệp (T0-T15)

Nhận xét: Tình trạng biếng ăn ở nhóm được can thiệp đã được cải thiện một cách rõ rệt, từ 56,3% số trẻ có biểu hiện biếng ăn đã giảm xuống còn 22,5% sau 9 tháng can thiệp và tỷ lệ này tiếp tục giảm duy trì sau 6 tháng dừng can thiệp (20,6%).

Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu NGUYENTHITHUYHONG-Nhi30 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w