Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông vào công tác quản lý hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam (Trang 76 - 79)

lý rủi ro

Với thực trạng hiện nay, số lượng doanh nghiệp lớn, hoạt động ở nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau và ý thức chấp hành pháp luật về hóa đơn GTGT cũng khác nhau. Vì vậy, để có thể quản lý toàn diện, hiệu quả đối tượng sử dụng hóa đơn, ngành Thuế nên áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong công tác quản lý hóa đơn GTGT. Đặc biệt, cần thiết lập sự liên hệ thường xuyên với người nộp thuế qua các hình thức khác nhau để cập nhật tình hình hoạt động của người nộp thuế nhằm đánh giá và kịp thời kiểm tra xác minh khi có dấu hiệu ngừng, nghỉ kinh doanh hay bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh. Bộ phận ấn chỉ cần kết hợp với bộ phận thanh tra, kiểm tra tiến hành phân loại đối tượng nộp thuế theo mức độ chấp hành các quy định về kê khai, nộp thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… để phân loại theo mức rủi ro của doanh nghiệp là cần thiết. Từ đó, cơ quan thuế có biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng theo mức độ rủi ro.

3.3.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông vào công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng hóa đơn giá trị gia tăng

Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hóa đơn GTGT của cơ quan thuế là phù hợp với xu thế của sự phát triển nhằm đáp ứng sự gia tăng của cả doanh nghiệp và lượng hóa đơn GTGT.

Thứ nhất, hiện đại công cụ giúp người nộp thuế tra cứu thông tin về hóa đơn GTGT

Thực trạng sử dụng hóa đơn GTGT cho thấy, ứng dụng QLAC sẽ truyền thông tin lên trang điện tử chính thức của ngành Thuế và trang thông tin nội bộ của Tổng Cục thuế. Tuy nhiên, hiện nay trên websites ngành thuế chưa có thông tin nào được truyền lên khiến cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không thể tra cứu những thông tin cần thiết về hóa đơn: thật hay giả? Còn giá trị sử dụng hay đã hết?

Vì vậy, ngành Thuế cần nhanh chóng hoàn thiện, cập nhật thông tin đầy đủ vào chương trình QLAC, nâng cấp đường truyền, tạo mẫu trên trang web để có thể truyền thông tin từ chương trình lên web và phục vụ cùng lúc số lượng lớn doanh nghiệp có nhu cầu tra cứu mà không xảy ra tình trạng nghẽn mạng.

Thứ hai, nhanh chóng triển khai và đưa vào sử dụng phần mềm, đối chiếu hóa đơn trên toàn quốc

Nhiều phần mềm đã được ngành Thuế đưa vào áp dụng thí điểm phục vụ cho việc sử dụng hóa đơn điện tử như: lập hóa đơn, xử lý hóa đơn, xác thực hóa đơn. Thực trạng đối chiếu, xác minh hóa đơn GTGT bằng phương pháp truyền thống tốn khá nhiều thời gian, công sức và nhân lực. Hiện nay, việc đối chiếu hóa đơn bằng phần mềm chỉ đang tiến hành thí điểm trên một địa bàn nhất định mà chưa được sử dụng rộng rãi trong cả nước. Thời gian tới, ngành Thuế cần triển khai trên phạm vi toàn quốc. Việc làm này tăng độ chính xác, tiết kiệm thời gian và nhân lực cũng như phát hiện vi phạm về hóa đơn hiệu quả hơn.

Thứ ba, khuyến khích người nộp thuế kê khai thuế qua mạng và sử dụng hóa đơn điện tử

Việc kê khai thuế qua mạng không chỉ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, giảm chi phí, giảm tời gian và nhân lực còn giúp cơ quan thuế giảm thời gian tiếp nhận tờ khai, xử lý tờ khai nhanh và

chính xác hơn… Sử dụng hóa đơn điện tử là xu hướng tất yếu đã và đang được sử dụng ở rất nhiều quốc gia phát triển song còn khá mới ở Việt Nam. Việc sử dụng hóa đơn điện tử trong thanh toán ở Việt Nam còn nhiều khó khăn do đòi hỏi về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiện đại, nhưng không thể phủ nhận lợi ích có được từ việc sử dụng hóa đơn điện tử. Đối với doanh nghiệp, sử dụng hóa đơn điện tử giúp rút ngắn thời gian thanh toán do việc lập, gửi (nhận) hóa đơn GTGT được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, việc triển khai giảm hóa đơn điện tử sẽ giúp ngành thuế kiểm soát chặt chẽ quá trình tạo, lập hóa và phát hành hóa đơn của người nộp thuế; hỗ trợ hiệu quả cho công tác xác minh hóa đơn để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp. Khi hóa đơn điện tử được sử dụng rộng rãi, nguy cơ làm giả hóa đơn GTGT sẽ giảm thiểu vì mọi thông tin về hóa đơn GTGT đã phát hành, hóa đơn GTGT được sử dụng có thể dễ dàng tra cứu thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hóa đơn GTGT tập trung của cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử vẫn là mục tiêu lâu dài của bất kỳ quốc gia nào. Hiện nay, ngành Thuế đang áp dụng thí điểm việc sử dụng hóa đơn xác thực (là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã xác thực và số xác thực) tại 200 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm. Trong tương lai gần, việc triển khai trên diện rộng hình thức hóa đơn này là cần thiết trong công tác quản lý hóa đơn GTGT.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nói chung và công tác quản lý hóa đơn nói riêng là cần thiết và tất yếu để đạt mục tiêu xây dựng ngành thuế hiệu quả, hiệu lực và hiện đại trong

xu thế toàn cầu hóa.

Thứ tư, đẩy mạnh áp dụng chữ ký số, chuyển công văn, vản bản qua thư điện tử

cứ ngành nghề, lĩnh lực nào luôn là tín hiệu tốt. Chữ ký số đem đến hiệu quả bất ngờ khi sử dụng. Áp dụng chữ ký số ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Ngành Thuế cần vận dụng triệt để những lợi thế của hình thức này từ ngay bây giờ. Việc chuyển công văn, văn bản qua đường điện tử cũng khiến cho công tác quản lý hóa đơn GTGT nói riêng tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)