Tạo hóa đơn GTGT là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng nó cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức kinh doanh, gồm: tự in từ máy móc, thiết bị của doanh nghiệp hay đặt các tổ chức đủ điều kiện in hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử. Pháp luật về tạo hóa đơn GTGT ở Việt Nam hiện đang từng bước thay đổi và hoàn thiện để phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế và quản lý nhà nước.
Thực trạng pháp luật về tạo hóa đơn GTGT ở Việt Nam có nhiều điểm đáng ghi nhận. Trước khi Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ra đời, tất cả các loại hóa đơn GTGT xuất hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều do nhà nước độc quyền in, phát hành sau đó bán cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng hóa đơn GTGT. Theo đó, doanh nghiệp không được chủ động trong việc tạo hóa đơn. Sau khi Nghị định số 89/2002/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, nhà nước đã bước đầu trao quyền cho một số tổ chức có đủ điều kiện được in, phát hành hóa đơn GTGT. Tuy nhiên, số lượng đối tượng đủ điều kiện in, phát hành hóa đơn GTGT không nhiều và nhà nước vẫn đóng vài trò chủ yếu trong hoạt động in hóa đơn. Quy định này mang đến những tác động trái chiều khi thực hiện. Đối tượng đủ điều kiện in hóa đơn GTGT không nhiều, nhà nước dễ quản lý. Nhưng, đồng thời cũng khiến việc sử dụng hóa đơn GTGT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của tổ chức kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chỉ đến khi Nghị định số 51/2010/NĐ-
CP được ban hành và chính thức có hiệu lực cùng với những sửa đổi nhiều quy định của luật Doanh nghiệp thì việc tạo hóa đơn có những đột phá. Đối tượng được tạo, phát hành hóa đơn GTGT cũng vì thế mà tăng đột biến. Điều này, một mặt tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhưng đồng thời gây áp lực cho cơ quan quản lý thuế trong việc kiểm soát hoạt động tạo hóa đơn nói chung và hóa đơn GTGT nói riêng của tổ chức. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạo hóa đơn GTGT mới xuất hiện như: in (làm) hóa đơn giả, hóa đơn bất hợp pháp, mua bán hóa đơn giữa các doanh nghiệp… đặt pháp luật hóa đơn GTGT trước những vấn đề pháp lý mới về tính bảo mật của hóa đơn GTGT, về hiện tượng các doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mang theo số lượng lớn hóa đơn GTGT... Cùng với quy định về thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng khiến cho hành vi gian lận thuế thông qua sử dụng hóa đơn GTGT ngày càng nở rộ, diễn biến theo chiều hướng phức tạp và khó kiểm soát do khối lượng hóa đơn quá lớn. Để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật hóa đơn GTGT và tạo môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn với nhiều thay đổi về đối tượng tự in và đặt in hóa đơn. Theo đó, chỉ doanh nghiệp đủ điều kiện mới được in hóa đơn. Doanh nghiệp muốn tự in, đặt in phải có văn bản đề nghị và được cơ quan thuế chấp thuận. Đồng thời, bổ sung quy định giám sát, quản lý đối với doanh nghiệp vi phạm và có rủi ro.
Thực trạng về tạo hóa đơn GTGT có thể đánh giá sơ bộ qua “Báo cáo
quản lý ấn chỉ của Cục thuế thành phố Hà Nội” qua các năm từ 2011 đến 2013
có thể thấy [10, 11, 12]:
Qua các năm cho thấy rõ sự chuyển dịch của hoạt động tạo hóa đơn. Lượng hóa đơn in và đặt in tăng lên đáng kể từ năm 2011 đến 2013. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in chỉ bán cho các tổ chức, cá nhân chỉ có hoạt động mua hàng hóa mà không có hoạt động kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô
sản xuất, kinh doanh lớn sử dụng lượng hóa đơn nhiều đều đồng tình với việc làm này của Bộ Tài chính. Với các doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp trên địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn nhu cầu sử dụng hóa đơn không nhiều thì việc in, đặt in hóa đơn lại khiến cho doanh nghiệp tốn thêm một khoản chi phí. Hơn nữa, do chi phí in, đặt in lớn nên mỗi lần in doanh nghiệp phải in nhiều quyển để dùng cho hai năm nên vướng vào nỗi lo bảo quản hóa đơn vì nếu làm mất sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại Hội nghị sơ kết 5 năm (2008 - 2012) thực hiện Quy chế phối hợp đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế, ngành Thuế và công an ở hai thành phố lớn là: Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chỉ ra một thực trạng gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và cơ quan điều tra. Đó là, ngày một gia tăng các doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, mang theo hóa đơn… Trong đó, tội phạm mua bán trái phép hóa đơn GTGT đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc doanh nghiệp được phép tự in hóa đơn GTGT và việc đăng ký thành lập doanh nghiệp dễ dàng.
Những tình huống như in sai, in hỏng, in thừa trong quá trình tạo hóa đơn không tránh khỏi. Tuy nhiên, lợi dụng việc này để doanh nghiệp trục lợi không phải không có song cơ quan quản lý khó phát hiện trên thực tế.