Nghiên cứu đánh giá tính khả thi, hiệu quả các công trình chuyển nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 36 - 37)

6. Bố cục của luận án

1.1.3 Nghiên cứu đánh giá tính khả thi, hiệu quả các công trình chuyển nước

Việc đánh giá tính khả thi, hiệu quả các công trình chuyển nước thường gắn liền với việc xây dựng các dự án. Ngay từ những năm 1980s, đã có nhiều nghiên cứu về tiêu chí đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các dự án chuyển nước, tuy nhiên chưa có một bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá ngay từ khi đề xuất dự án. Thông thường các dự án được triển khai dựa trên một trong những bộ tiêu chí đã có, hoặc chỉ dựa trên bộ tiêu chí mới thực hiện riêng cho dự án đó. Một trong những bộ tiêu chí thông dụng nhất đã được đề xuất tại hội nghị UNESCO 1999 [37], các tiêu chí được chia thành 4 nhóm phân tích tác động, lợi ích của dự án bao gồm: Tác động sản xuất kinh tế; Tác động chất lượng môi trường; Tác động văn hóa xã hội; Phân bố lợi ích vùng và lợi ích chia đều cho những vùng liên quan. Theo Rahman, 1999 [38] có 03 tiêu chí trong đó yêu cầu khu vực chuyển nước có lượng nước thừa và khu vực nhận nước thiếu nước. Bộ tiêu chí của Gupta, 2008 (05 tiêu chí) bổ sung thêm yêu cầu về quản lý và nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng. Theo nghiên cứu của Kibiiy năm 2015 [39] chỉ bao gồm 3 yêu cầu: Cần biện chứng nhu cầu chuyển nước; Giảm tối đa ảnh hưởng tác động có hại; Tối ưu những ảnh hưởng có lợi.

Theo [40] các bộ tiêu chí được đề xuất đều thống nhất về 2 quan điểm sau: Lưu vực chuyển nước phải có thừa lượng nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng sau khi đã tính toán nhu cầu nước hiện tại và trong tương lai. Lưu vực nhận nước phải có sự thiếu hụt nước thực sau khi đã tính toán tất cả các phương pháp làm tăng lượng nước có thể sử dụng được trong lưu vực. Những tiêu chí khác thường bao gồm quan điểm về môi trường, kinh tế, xã hội và đôi khi cả chính trị, tuy nhiên không có sự đồng đều về cách thức thực hiện hay mức độ quan trọng của các tiêu chí đó.

Như vậy việc đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án là thay đổi theo thời gian, nhưng điều cốt lõi và không thay đổi ở tất cả các bộ tiêu chí đề xuất là việc đánh giá cân bằng nước ở các vùng cho nhận. Như vậy việc đánh giá cụ thể rõ ràng về cân bằng nước

ở các lưu vực cho và nhận nước và chỉ rõ việc chuyển nước không làm ảnh hưởng đến việc thiếu nước, không gây ra các tác động đáng kể về môi trường và sinh kế trong vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w