Cơ sở kết quả đánh giá nguồn nước và cân bằng nước hiện trạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 123 - 128)

6. Bố cục của luận án

3.2.2 Cơ sở kết quả đánh giá nguồn nước và cân bằng nước hiện trạng

3.2.2.1 Hiện trạng nguồn nước và nhu cầu nước

Nguồn nước vùng Nam Trung Bộ: Tổng dòng chảy nhiều năm (W0) khoảng 61 tỷ m3, tập trung chủ yếu ở phía Bắc, từ Quảng Nam đến Bình Định. Dòng chảy mùa lũ chiếm 70,9%, dòng chảy mùa kiệt 29,1% dòng chảy năm. Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là lưu vực có tổng lượng dòng chảy năm lớn nhất: 22,03 tỷ m3 chiếm 36,15% tổng lượng dòng chảy năm toàn vùng Nam Trung bộ.

Nguồn nước vùng Tây Nguyên: Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm (W0) vùng Tây Nguyên khoảng 49,4 tỷ m3, mùa lũ chiếm 76,8%, mùa kiệt chiếm 23,2%, lưu vực sông Srêpốk là lưu vực có tổng lượng dòng chảy năm lớn nhất, khoảng 14,8 tỷ m3 chiếm 30% tổng lượng dòng chảy năm toàn vùng Tây Nguyên.

Tổng nhu cầu nước cả năm của toàn vùng Nam Trung Bộ là khoảng 7,5 tỷ m3. Nhu cầu nước lớn nhất là nhu cầu nước cho trồng trọt, tổng cả năm là 6,4 tỷ m3, chiếm 85,5% tổng nhu cầu nước; nhu cầu nước cho sinh hoạt chiếm 7%. Xét riêng từng phân vùng, nhu cầu nước cho trồng trọt chiếm từ 48% đến 96% tổng nhu cầu nước, nhu cầu nước cho sinh hoạt là 534,4 triệu m3, chiếm từ 2% đến 30% tổng nhu cầu nước. Nếu tính cả nhu cầu nước đáp ứng dòng chảy môi trường trên các lưu vực sông toàn vùng Nam Trung bộ, tổng nhu cầu nước khoảng 12,76 tỷ m3.

Tổng nhu cầu nước cả năm của toàn Tây Nguyên khoảng 5,9 tỷ m3. Nhu cầu nước lớn nhất là cho trồng trọt, tổng cả năm là 5,46 tỷ m3, chiếm 92,1%; nhu cầu nước cho sinh hoạt là 309,2 triệu m3, chiếm 5,21%. Xét riêng từng phân vùng, nhu cầu nước cho trồng trọt chiếm từ 61,6% ÷ 96% tổng nhu cầu nước, nhu cầu nước cho sinh hoạt chiếm từ 3% đến 10%. Nếu tính cả nhu cầu nước đáp ứng dòng chảy môi trường trên các lưu vực sông toàn vùng Tây Nguyên, tổng nhu cầu nước khoảng 9,11 tỷ m3.

Mặc dù dòng chảy đến lớn hơn nhiều nhu cầu sử dụng nước nhưng phần lớn tập trung trong mùa mưa, các công trình trữ còn hạn chế do đó thường xảy ra thiếu nước trong các tháng mùa khô.

Chi tiết kết quả đánh giá nguồn nước xem Phụ lục 3, chi tiết đánh giá nhu cầu nước xem Phụ lục 5; Phụ lục 6.

3.2.2.2 Hiện trạng thừa, thiếu nước vùng Nam Trung bộ

Kết quả bộ chỉ số tính toán đánh giá điều hoà phân bổ nguồn nước được xác định từ kết quả tính toán cân bằng nước, 04 chỉ số được tổng hợp như Bảng 3.6. Áp dụng các bước tính toán phân tích bộ chỉ số từ bước 1 đến bước 4 để xác định mức độ thừa thiếu nước trên các vùng tính toán.

Các chỉ số tính toán cho thấy có 04 phân vùng thừa nước toàn bộ 12 tháng trong năm bao gồm: Phân vùng thượng Vu Gia (NTB2), hạ lưu Vu Gia – Thu Bồn (NTB3), thượng Trà Khúc (NTB6), thượng Đồng Cam (NTB13). Có 3 vùng không thiếu nước (tần suất đảm bảo cấp nước I1 lớn hơn 85% là phân vùng thượng Thu Bồn (NTB2), hạ lưu Trà Bồng - Trà Khúc và hạ lưu Đồng Cam (NTB14). Các vùng này đều là những vùng có lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, và có sự tham gia điều tiết bởi nhiều hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện lớn thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, lưu vực sông Trà Khúc và lưu vực sông Ba.

Các chỉ số tính toán cho thấy các phân vùng có tổng lượng nước thiếu hụt lớn vùng Nam Trung Bộ: Phân vùng sông Cái Phan Rang (I2_NTB20) thiếu từ 98÷148 triệu m3, tương ứng khoảng 16,43÷24,84% so với tổng nhu cầu sử dụng nước; phân vùng sông Cái Ninh Hòa (I2_NTB16) thiếu khoảng 81÷112 triệu m3, tương ứng khoảng 26,5÷36,92% so với tổng nhu cầu sử dụng nước; Một số phân vùng có tổng lượng thiếu nước không quá nhiều, tuy nhiên tỷ lệ so với nhu cầu sử dụng nước của phân vùng thì khá lớn như phân

vùng Nam Ninh Thuận (I2_NTB21) thiếu từ 18÷23 triệu m3, tương ứng khoảng 52,25÷67,09%, phân vùng Đầm Trà Ổ (I2_NTB10) thiếu từ 54÷64 triệu m3, tương ứng khoảng 45,09÷54,07%.

3.2.2.3 Hiện trạng thừa, thiếu nước vùng Tây Nguyên

Tương tự như vùng Nam Trung Bộ, áp dụng các bước tính toán đánh giá các chỉ số từ bước 1 đến bước 4 theo kịch bản hiện trạng tổng hợp được kết quả như sau:

Các chỉ số tính toán cho thấy có 02 phân vùng có lượng nước thừa trong suốt 12 tháng trong năm, gồm phân vùng sông Pô Kô (TN1) và phân vùng hạ Sê San (TN3) có tổng lượng nước thừa I4 là 12,2 tỷ m3, đây là các phân vùng có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các ngành như công nghiệp, du lịch, dịch vụ chưa phát triển nhiều, trồng trọt và chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, nuôi trồng thủy sản nước ngọt lòng hồ, vì vậy nhu cầu sử dụng nước ít. Hơn nữa đây đều là những vùng có lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào và có sự tham gia điều tiết bởi nhiều hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện lớn như các thủy điện Ia Ly với Whi = 779 triệu m3, Plei Krông với Whi = 948 triệu m3, Sê San 4 với Whi = 264,2 triệu m3, kết quả cân bằng nước cho thấy các phân vùng này thừa nước là phù hợp với tình hình thực tế.

Các phân vùng có tổng lượng nước thiếu hụt lớn vùng Tây Nguyên: Phân vùng Thượng Ayun (I2_TN05) thiếu từ 102÷155 triệu m3, tương ứng khoảng 29÷44% so với tổng nhu cầu sử dụng nước, tần suất thiếu nước là 100%; phân vùng Nam Bắc An Khê (I2_TN4) thiếu khoảng 114÷187 triệu m3, tương ứng khoảng 20÷33% so với tổng nhu cầu sử dụng nước, tần suất thiếu nước là 71%; phân vùng suối Đa Dâng (I2_TN14) thiếu khoảng 60÷95 triệu m3, tương ứng khoảng 22÷36% so với tổng nhu cầu sử dụng nước, tần suất thiếu nước I1 là 100%.

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp kết quả tính toán cân bằng nước trong điều kiện hiện trạng

TT vùng Chỉ số 1 NTB1 2 NTB2

94 TT vùng 5 NTB5 6 NTB6 7 NTB7 8 NTB8 9 NTB9 10 NTB10 11 NTB11 12 NTB12 13 NTB13 14 NTB14 15 NTB15 16 NTB16 17 NTB17 18 NTB18 19 NTB19 20 NTB20 21 NTB21 22 NTB22 23 NTB23 24 NTB24 25 NTB25 26 NTB26 27 NTB27

30 TN3 31 TN4 32 TN5 33 TN6 34 TN7 35 TN8 36 TN9 37 TN10 38 TN11 39 TN12 40 TN13 41 TN14 42 TN15 43 TN16 44 TN17 45 TN18 95

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w