Đánh giá theo tiêu chí thể chế chính sách C5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 112 - 113)

6. Bố cục của luận án

3.1.4 Đánh giá theo tiêu chí thể chế chính sách C5

Kết quả đánh giá tiêu chí C5 về việc dự án phải được phê duyệt trong quy hoạch của các ngành có liên quan được phân tích như sau:

Trong số các nhà máy thủy điện lớn chuyển nước liên lưu vực từ vùng Tây Nguyên sang vùng Nam Trung bộ thì công trình hồ chứa nước Đơn Dương được xây dựng sớm nhất, đưa vào vận hành từ năm 1964. Tại thời điểm này đất nước vẫn chưa thống nhất, các nghiên cứu quy hoạch Thủy lợi, Tài nguyên nước, Thủy điện hầu như chưa được thực hiện và công trình được xây dựng phục vụ nhu cầu nước, phát điện một cách độc lập.

Các công trình thủy điện còn lại được xây dựng trong giai đoạn từ những năm 2000 trở lại đây, các công trình đều được nghiên cứu, đề xuất, phê duyệt, xây dựng theo các quy hoạch ngành về lĩnh vực thủy điện thủy lợi, trong đó được ngành năng lượng lập quy

hoạch và được Chính phủ phê duyệt trước tiên (2001) và ngành thuỷ lợi cập nhật và phê duyệt sau (2007) ở cấp Bộ NN&PTNT. Cụ thể là ba công trình thủy điện Thượng Kon Tum, An Khê – Ka Năk, Đại Ninh được đề xuất, phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia các thời kỳ với nhiệm vụ phát điện là chính, trong đó “Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020” phê duyệt tại Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg đã đề xuất xây dựng thủy điện Đại Ninh, An Khê – Ka Năk và “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025” phê duyệt tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg đề xuất xây dựng công trình thủy điện Thượng Kon Tum.

Trong giai đoạn năm 2007, các thuỷ điện nêu trên mới được đưa vào các quy hoạch của Bộ NN&PTNT. Theo Quyết định số 2970/2007/QĐ-BNN-KH phê duyệt Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Sê San đã cập nhật đề xuất xây dựng công trình thủy điện Thượng Kon Tum với nhiệm vụ phát điện công suất 240 MW, nước sau thủy điện Thượng Kon Tum được chuyển sang sông Trà Khúc bổ sung dòng chảy kiệt phục vụ cấp nước tưới, nuôi trồng thủy sản vùng hạ lưu sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Theo Quyết định số 2994/2007/QĐ-BNN-KH phê duyệt Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Ba đã cập nhật đề xuất xây dựng công trình thủy điện An Khê – Ka Năk phát điện với tổng công suất lắp máy 173 MW và chuyển nước sang lưu vực sông Kôn để cấp nước tưới và bổ sung nước cho vùng hạ du sông Kôn, lưu lượng nước thủy điện An Khê phải trả lại sông Ba nhằm đáp ứng yêu cầu tưới, cấp nước dân sinh, công nghiệp, môi trường.

Như vậy các dự án chuyển nước được quy hoạch bởi ngành điện trước tiên và sau này được cập nhật vào danh mục của quy hoạch Tài nguyên nước, quy hoạch Thủy lợi hoặc các ngành có liên quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w