Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dự án chuyển nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 60 - 64)

6. Bố cục của luận án

2.1.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dự án chuyển nước

Các kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy bộ tiêu chí đánh giá dự án chuyển nước được đề xuất bởi nhiều nghiên cứu với số lượng và nội hàm không thống nhất, theo Rahman

[38] chỉ cần có 3 tiêu chí; theo Cox [37] cần đánh giá tính hiệu quả của dự án chuyển nước qua 4 tiêu chí; trong một nghiên cứu khác, Gupta và Zaag [28] cũng đề xuất 5 tiêu chí và gần đây Kibiiy và Ndambuki [39] đã tổng hợp thành 3 tiêu chí trong khi Sinha

[40] lại đề xuất 4 tiêu chí. Có 2 tiêu chí đều được thống nhất trong các nghiên cứu là: (1) Lưu vực chuyển nước phải có thừa lượng nước có thể sử dụng sau khi đã tính toán nhu cầu nước hiện tại và trong tương lai; (2) Lưu vực nhận nước phải có sự thiếu hụt nước thực sau khi đã tính toán tất cả các phương pháp làm tăng lượng nước có thể sử dụng được trong lưu vực.

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá hệ thống chuyển nước trên thế giới Nghiên cứu UNESCO [37], 1999 (có 4 tiêu chí) Rahman [38], 1999

37 Nghiên cứu Gupta và Zaag (bổ sung thêm 1 tiêu chí vào UNESCO [37]) Kibiiy và Ndambuki [39], (3 tiêu chí)

Ngoài việc thống nhất hai tiêu chí trên, qua phân tích thấy rằng các tiêu chí khác phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm kinh tế - xã hội và các quy định mang tính thể chế của mỗi vùng.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về hiện trạng chuyển nước, kết quả nghiên cứu các quy định pháp lý hiện có và tổng hợp các tiêu chí đánh giá các dự án chuyển nước trên thế giới, nghiên cứu đã phân tích, đối chiếu với điều kiện và đặc điểm hiện trạng tại vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Luận án đã tiến hành xây dựng và tổng hợp các tiêu chí thành 03 nhóm tiêu chí về nước, tác động và thể chế chính sách với 05 tiêu chí được ký hiệu từ C1 đến C5 cũng như thang điểm đánh giá để áp dụng đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án chuyển nước đã được xây dựng tại Tây Nguyên và Nam Trung bộ, các nhóm tiêu chí bao gồm:

2.1.1.1 Nhóm tiêu chí về nước: C1 và C2

Tiêu chí 1 (C1): Vùng, lưu vực cho nước phải thừa nước ở hiện tại và tương lai

Đây là tiêu chí căn bản nhất làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng điều hoà phân bổ nguồn nước trên các lưu vực sông. Tiêu chí này đã được tất cả các nghiên cứu trước đó đồng thuận và sử dụng.

Tiêu chí này cũng là tiêu chí quan trọng tương tự như tiêu chí 1, nếu tiêu chí này không được thoả mãn thì không cần thiết phải đề xuất các giải pháp điều hoà phân bổ nguồn nước trên các lưu vực sông.

Thang điểm đánh giá: Mỗi tiêu chí đạt trong nhóm này được đánh giá 1 điểm (chia đều cho hiện tại: 0,5 điểm và cho tương lai: 0,5 điểm); Không đạt đánh giá 0 điểm.

2.1.1.2 Nhóm tiêu chí về tác động: C3 và C4

Tiêu chí 3 (C3): Có các đánh giá về tác động của kinh tế, xã hội, môi trường

Đây là tiêu chí chung, phụ thuộc vào yêu cầu và quy định của từng cấp dự án nhưng nhìn chung đều dựa trên các đánh giá về tác động môi trường, các chỉ số tính toán kinh tế của dự án. Đây cũng là yếu tố quan trọng, nếu bản thân dự án không có lãi, không hiệu quả thì sẽ tác động rất bất lợi đến môi trường do việc quản lý vận hành có thể sẽ bị ảnh hưởng, yếu kém.

Tiêu chí 4 (C4): Chia sẻ lợi ích và minh bạch thông tin

Do hầu hết các dự án chuyển nước đều là các dự án lớn tác động đa ngành và liên vùng, liên tỉnh, việc minh bạch thông tin và chia sẻ lợi ích đến các nhóm chịu tác động yếu thế là cần thiết để đánh giá tính hiệu quả của dự án.

Việc đánh giá tiêu chí này dựa trên các thông tin được công bố trên các nền tảng thông tin đại chúng về sản lượng và hiệu quả sản xuất, mức độ chia sẻ lợi ích với cộng đồng cũng như minh bạch thông tin về đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất điện.

Thang điểm đánh giá: Mỗi tiêu chí đạt trong nhóm này được đánh giá 1 điểm; Không đạt đánh giá 0 điểm.

2.1.1.3 Nhóm tiêu chí về thể chế chính sách: C5

Tiêu chí 5 (C5): Được phê duyệt trong quy hoạch của các ngành có liên quan: Các quy định trong Luật Tài nguyên nước cũng như các Luật về đầu tư đều bắt buộc công trình phải nằm trong danh mục công trình đã được quy hoạch. Việc đưa công trình vào danh mục quy hoạch đã thông qua các bước sàng lọc sơ bộ ban đầu để đảm bảo tính khả thi trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Đây cũng là tiêu chí căn bản cần phải có trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w