5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Quy định về công chứng/chứng thực hợp đồng bảo đảm và đăng ký
giao dịch bảo đảm
2.2.3.1. Công chứng/chứng thực hợp đồng bảo đảm
1. Những HĐBĐ, văn bản bảo đảm phải công chứng/chứng thực: a) HĐBĐ bằng bất động sản gồm:
- Quyền sử dụng đất; - Nhà ở;
- Tài sản gắn liền với đất (công trình xây dựng khác, vườn cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng);
b) HĐBĐ mà bên bảo đảm là cá nhân trên 65 tuổi (trừ trường hợp cầm cố/thế chấp sổ tiết kiệm, thẻ tiết kiệm hoặc số dư tiền gửi) hoặc Đơn vị đánh giá bên bảo đảm có khả năng suy giảm năng lực hành vi dân sự.
c) HĐBĐ mà TSBĐ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, xe chuyên dùng, tàu bay, tàu biển, các tài sản khác mà BIDV không giữ bản gốc giấy chứng nhận đăng ký, chứng minh quyền sở hữu. Trường hợp BIDV giữ bản gốc giấy chứng nhận đăng ký, chứng minh quyền sở hữu thì khuyến nghị các đơn vị thực hiện công chứng/chứng thực HĐBĐ.
d) HĐBĐ khác theo quy định của pháp luật.
e) Văn bản sửa đổi, bổ sung HĐBĐ mà HĐBĐ đó đã được công chứng/chứng thực.
2. Cơ quan công chứng: thực hiện theo quy định của pháp luật. Đối với các Đơn vị trên địa bàn chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì được lựa chọn hình thức chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức ký Hợp đồng công chứng, chứng thực thực hiện theo hướng dẫn tại Quy định về ban hành các bộ mẫu hợp đồng trong hoạt động cấp tín dụng.
2.2.3.2. Quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm
Hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc công khai và minh bạch tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm trong đó có vấn đề quyền sở hữu, quyền sử dụng. Giúp cho cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin cần thiết để xem xét, quyết định trước khi tiến hành các giao dịch, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên.
Các trường hợp phải đăng ký BPBĐ: Đơn vị thực hiện đăng ký tất cả các BPBĐ, trừ trường hợp ký quỹ, cầm cố giấy tờ có giá, sổ/thẻ tiết kiệm do BIDV phát hành, số dư tiền gửi tại BIDV hoặc BPBĐ không đủ điều kiện đăng ký theo quy định hoặc cơ quan đăng ký không chấp thuận đăng ký.
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung BPBĐ đã đăng ký: Đơn vị thực hiện đăng ký thay đổi BPBĐ đã đăng ký trong các trường hợp sau:
a) Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp);
b) Rút bớt TSBĐ;
c) Bổ sung TSBĐ mà BIDV và bên bảo đảm không ký kết HĐBĐ mới; d) TSBĐ là TSHTTTL đã hình thành, trừ trường hợp TSBĐ hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc TSBĐ hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký BPBĐ.
e) Trường hợp TSBĐ là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận;
f) Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký; g) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong HĐBĐ ban đầu BIDV và bên bảo đảm không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai (phạm vi nghĩa vụ bảo đảm hẹp).
Đăng ký BPBĐ trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm:
a) Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà BIDV và bên bảo đảm ký kết HĐBĐ mới, có hiệu lực độc lập với HĐBĐ đã đăng ký trước đó thì BIDV thực hiện đăng ký BPBĐ mới và không phải xóa đăng ký BPBĐ trước đó.
b) Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà BIDV và bên bảo đảm ký kết HĐBĐ mới thay thế HĐBĐ đã đăng ký thì BIDV nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký BPBĐ và 01 bộ hồ sơ đăng ký BPBĐ mới để thực hiện đồng thời thủ tục xóa đăng ký BPBĐ trước đó và thủ tục đăng ký BPBĐ mới.
Đơn vị không phải thực hiện đăng ký thay đổi đối với trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Trong HĐBĐ hoặc hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã đăng ký có điều khoản về việc cầm cố, thế chấp TSBĐ cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai (phạm vi nghĩa vụ bảo đảm rộng);
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không bổ sung TSBĐ;
- Đơn vị và bên bảo đảm chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung HĐBĐ đã đăng ký hoặc sửa đổi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm mà không ký kết HĐBĐ mới.
Thứ tự ưu tiên thanh toán
Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ tại BIDV và các tổ chức/cá nhân khác thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa BIDV và các bên cùng nhận bảo đảm khác được xác định như sau:
a) Trường hợp các BPBĐ đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có BPBĐ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có BPBĐ không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có BPBĐ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các BPBĐ đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập BPBĐ.