Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 136 PHÁP LUẬT về các BIỆN PHÁP bảo đảm TRONG QUAN hệ tín DỤNG QUA THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế:

Trong công tác bảo đảm tiền vay và thực hiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm của ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Tỉ trọng các loại tài sản chưa đồng đều, chiếm tỉ trọng chủ yếu ở một số loại

thông dụng. Cụ thể với tài sản thế chấp, chủ yếu là quyền sử dụng đất, nhà ở, còn hàng hóa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô… chiếm một tỉ trọng nhỏ; tài sản cầm cố chủ yếu là các giấy tờ có giá; ngoài ra còn một số loại tài sản khác như: quyền phải thu hình thành trong tương lai, quyền đòi nợ… là những tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nền kinh tế có nhiều biến động.

Công tác thẩm định còn hạn chế: Do các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm

định còn thiếu hiểu biết về chuyên môn trong một số lĩnh vực và chuyên ngành như: kiến trúc, xây dựng, máy móc thiết bị, kĩ thuật chưa cao. Vậy nên khả năng và kinh nghiệm định giá TSBĐ cũng như đánh giá toàn diện rủi ro tiềm ẩn còn nhiều hạn chế.

Thủ tục phát mại, xử lí TSBĐ còn rườm rà tốn kém nhiều chi phí và chưa thực sự hiệu quả, còn gặp nhiều vướng mắc: Việc thực hiện bảo đảm của ngân

hàng là nhằm mục đích có khoản thu nợ thứ hai khi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay không thực hiện được. Nhưng đây là một việc khó khăn, phức tạp và tốn kém nhiều chi phí nên làm cho việc phát mại, xử lí tài sản bảo đảm này không đủ để bù đắp tổn thất cho ngân hàng. Bên cạnh đó sự biến động của thị trường bất động sản cũng gây nên những trở ngại cho việc xử lý TSBĐ và thu hồi nợ cho ngân hàng do vướng mắc trong thủ tục pháp lý và hành chính.

Công tác thu giữ TSBĐ gặp nhiều khó khăn: Việc xử lí nợ bị chậm hoặc bị

trì hoãn cho thủ tục kiện tụng và thi hành án phức tạp, kéo dài. Vì vậy nhiều khách hàng muốn trì hoãn việc trả nợ đã dùng thủ tục này để yêu cầu ngân hàng phải giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án để trì hoãn việc xử lí TSBĐ của TCTD. Trong hoạt động xử lí TSBĐ, việc thu giữ, bán, sang tên hạch toán thu nợ một số TSBĐ của BIDV kéo dài hàng năm. Việc này tạo tâm lý chây ì của các con nợ.

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân từ phía BIDV

- Công nghệ thông tin ứng dụng còn nhiều hạn chế. Các phần mềm quản lý TSBĐ chưa thực sự hiệu quả, các dữ liệu lưu trữ thông tin chưa được cập nhật một cách khoa học và hợp lý.

- Việc định giá TSBĐ chủ yếu do tổ thẩm định của phòng định giá tiến hành, rất ít có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn.

- Chất lượng đội ngũ tín dụng còn hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt động bảo đảm. Nhiều cán bộ thẩm định dự án mặc dù đã qua đào tại nhưng do thiếu kinh nghiệm nên còn thiếu sót và chưa hoàn thành chính xác trong việc đánh giá khách hàng vay vốn.

* Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật

- Đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm nhưng do chất lượng của những văn bản này chưa hoàn chỉn, đồng bộ gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng nên việc thực hiện các biện pháp bảo đảm chưa đạt được như mong đợi.

- Các văn bản pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm chưa đồng bộ, rõ ràng, còn nhiều chồng chéo.

- Chưa có sự thống nhất giữa hệ thống pháp luật Dân sự, luật đất đai, luật các TCTD, luật đăng ký các biện pháp bảo đảm và lĩnh vực giao dịch bảo đảm. Hệ thống văn bản dưới luật quá nhiều, tản mạn tạo ra cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng.

* Nguyên nhân từ khách hàng

- Khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng nhưng tài sản chưa đủ điều kiện làm TSBĐ thì có những trường hợp khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng bằng cách khai sai giá trị TSBĐ hay tình hình hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến những kết luận thẩm định cho vay. Từ đó còn ảnh hưởng đến việc ra quyết định tín dụng cũng như triển khai các biện pháp bảo đảm tiền vay

- Khách hàng kinh doanh thua lỗ hay nhà có người bệnh nặng phải chi trả tiền viện phí quá cao trong thời gian dài khiến khả năng trả nợ không còn.

-Một số khách hàng khác có điều kiện để trả nợ nhưng cố tình chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, thậm chí cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt khoản vay của ngân hàng ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

* Nguyên nhân khác: Do sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô ảnh

hưởng đến khách hàng và hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay đã phù hợp với những thay đổi và nhu cầu của thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các chủ thể xác lập các quan hệ vay vốn một cách an toàn và hiệu quả. Tài sản bảo đảm, các biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay đuợc BIDV áp dụng một cách linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các tổ chức, cá nhân trong toàn quốc. Tuy nhiên, các quy định vẫn còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là cơ sở đưa ra các biện pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢMTRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG TẠI

BIDV

Một phần của tài liệu 136 PHÁP LUẬT về các BIỆN PHÁP bảo đảm TRONG QUAN hệ tín DỤNG QUA THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w