5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Kiến nghị với Chính Phủ
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến các biện pháp bảo đảm trong quan hệ tín dụng tại ngân hàng.
+ Trong xu thế ngày càng phát triển, thì những văn bản, quy định hướng dẫn về bảo đảm tiền vay còn nhiều bất cập, chưa thực sự bắt nhịp được với những yêu cầu trong cuộc sống, chưa thích ứng được với yêu cầu, đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay là rất cần thiết. Để làm được điều đó, Chính phủ cần đi sâu vào nghiên cứu soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất, tránh sự chồng chéo giữa các văn bản của các cơ quan, định hướng chủ yếu sau:
Một là, phải gắn với việc khẳng định Bộ luật Dân sự là đạo luật go điều
chỉnh các quan hệ tư. Điều đó có nghĩa là hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay trước hết cần phải được hoàn thiện thông qua việc thiết lập các quy định chung về giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trongBộ luật dân sự.
Hai là, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm tiền vay cần phải
nâng cao hơn nữa tính tự chủ, quyền tự do cam kết thỏa thuận giữa các bên kết hợp đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về quyết định của mình trong trong quan hệ bảo đảm. Khi đó, các bên có thể chủ động, linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống phát sinh ngoài dự kiến một cách thông thoáng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ba là, việc thiết lập hệ thống pháp luật về bảo đảm tiền vay cần đảm | bảo
toán của các bên. Có như vậy mới tạo được hiệu quả trong việc xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Từ đó nâng cao hiệu quả về an toàn trong hoạt động tín dụng, đồng thời nâng cao trách nhiệm hơn nữa của người vay, giảm thiểu rủi ro của người vay.
Bốn là, trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cần được xem xét
dưới nhiều góc độ, trong đó đặc biệt chú trọng tới các quy định về sở hữu, về hợp đồng,...từ đó là cơ sở để bảo vệ được quyền và lợi ích công bằng cho các lên tham gia trong giao dịch.
- Chính phủ cần có hướng dẫn, quy định cụ thể về quyền sở hữu tài sản. Trong thực tế, việc xác định số lượng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, hay là việc xác minh tính hợp pháp của giấy tờ đó như thế nào không hề đơn giản. Do đó trong trường hợp NHTM phải xử lý tài sản đảm bảo đó để thu nợ thì sẽ chịu thiệt thòi do không đủ giấy tờ hợp lệ, hoặc là mất vốn nếu khách hàng cố tình lừa đảo. Chính vì vậy, Chính Phủ cần có chương trình cấp quyền sở hữu với tài sản có giá trị như: máy móc, nhà cửa…. và cung cấp các thông tin về quyền sở hữu các tài sản đó.
- Chính phủ cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xử lý TSBĐ nhằm hạn chế tổn thất cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm bao gồm các hình thức về xử lý TSBĐ, thủ tục xử lý. Cần lập ra thêm nhiều trung tâm đấu giá chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện nhanh chóng thuận tiện cho các bên khi phải xử lý TSBĐ mà cần có sự tham gia của trung tâm bán đấu giá.
- Ngoài ra Chính phủ cũng cần quy định rõ loại tài sản nào bắt buộc phải mua bảo hiểm, loại nào không cần phải mua. Việc này giúp vừa bảo vệ được quyền lợi của các TCTD, vừa tạo được sức thống nhất trên toàn hệ thống. Đồng thời, Chính Phủ cần quy định mức phí áp dụng cho mỗi loại TSBĐ trên cơ sở những thông tin sau: giá trị tài sản, thời hạn và quy mô khoản vay, tốc độ hao mòn tài sản…, tránh trường hợp xung đột về mức phí giữa các công ty bảo hiểm gây khó khăn cho hoạt động của cả ngân hàng lẫn khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo đảm trong quan hệ tín dụng tại BIDV đều xuất phát từ các phát sinh trong các hoạt động tín dụng hàng ngày trên cơ sở nêu từ 2 chương trước đó. Từ đó những chiến lược nhằm phát triển kinh tế của BIDV được phát triển từ các định hướng hoạt động tín dụng. Lấy chương 2 làm cơ sở, những nguyên nhân trong phần hạn chế là cơ sở để
đề ra các kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng tại BIDV.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và thực trạng áp dụng pháp luật về giao dịch bảo đảm trong cho vay tại BIDV nói riêng, có thể thấy rằng pháp luật về giao dịch bảo đảm đóng một vai trò rất quan trọng đảm bảo an toàn trong cho vay vì các ngân hàng chỉ là nguời cho vay chứ không phải là nguời trực tiếp sử dụng khoản tiền để đầu tư. Việc khoản vay đó có đuợc sử dụng có ích, đem lại lợi nhuận cao hay thấp, phụ thuộc vào khách hàng vay (người trực tiếp sử dụng khoản vay), phụ thuộc vào thị trường, cơ hội kinh doanh, hoàn cảnh kinh tế. Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay có tính chất phòng ngừa và hạn chế rủi ro rất lớn, do vậy các ngân hàng thuơng mại Việt Nam hiện nay đang áp dụng triệt để các biện pháp bảo đảm trong giao dịch bảo đảm vào hoạt động cho vay của ngân hàng mình.
Những năm vừa qua, hệ thống NHTM không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vị trí trụ cột của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên vẫn còn những trở ngại và khó khăn cần được khắc phục. Một trong những khó khăn đó đã được đề cập trong đề tài là những vướng mắc còn tồn tại trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay hay cụ thể hơn là việc áp dụng, triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Một mặt các biện pháp này sẽ có tác động trong việc bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ; mặt khác giúp ngừa những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Áp dụng tốt các biện pháp này sẽ giúp cho hoạt động của các NHTM được an toàn hơn, góp phần vào sự ổn định các quan hệ dân sự, kinh tế. Pháp luật Việt Nam đã sớm xây dựng những quy định pháp luật điều chỉnh các biện pháp bảo đảm, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên từ những gì phân tích đã cho thấy pháp luật về các biện pháp bảo đảm còn nhiều bất cập. Điều này làm cản trở rất lớn các giao dịch bảo đảm diễn ra, không phát huy được hết vai trò quan trọng của các NHTM với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là một yếu tố cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Với đề tài này tôi hi vọng góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, tạo hành lang pháp lý an toàn thông thoáng phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần nâng cao hiệu quả thực
thi của các biện pháp bảo đảm trong quan hệ tín dụng của BIDV nói riêng và của các NHTM Việt Nam nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 29/6/2010;
2. Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 có hiệu lực thi hành từ 15/1/2018;
3. Quốc hội (2015), bộ luật Dân sự 2015;
4. Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014;
5. Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/10/2014; 6. Luật đất đai số 45/2013/QH13 29/11/2013;
7. Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 9/12/2015 của NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản;
8. PGS. TS Ngô Văn Hiền và TS. Phạm Thị Hồng Nhung, (2017) “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngân hàng”, Nhà xuất bản Hà Nội.
9. Luật sư Trương Thanh Đức (2019), “Chín biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng”, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
10. Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo đảm số 4499/QyĐ – BIDV.
11. Quy định về các biện pháp bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng số 8083/QyĐ – BIDV.