Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch tại tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại yên bái (Trang 52 - 61)

5. Cấu trúc khóa luận

2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch tại tỉnh Yên Bái

Chính sách phát triển du lịch bền vững Yên Bái hiện nay

Ngày 18/10/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 35 về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025. Sau 5 năm triển khai, Nghị quyết đã thúc đẩy du lịch Yên Bái có bước phát triển nhanh, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh tăng nhanh và bền vững. Điều này cho thấy, Yên Bái đã nắm vững, vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện sáng tao, linh hoạt, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và quy định của pháp luật làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch, đẩy mạnh để du lịch phát triển.

Yên Bái chú trọng việc quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch toàn diện, bền vững, trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả lợi thế tài nguyên du lịch tỉnh. Đặc biệt, quy hoạch, phát triển huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch, thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, du lịch.

Tỉnh luôn đưa ra những kế hoạch xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đồng bộ, phù hợp với bản sắc địa phương. Cùng với đó, chú trọng xây dựng, định vị rõ thương hiệu du lịch Yên Bái với các dòng sản phẩm chủ đao, có lợi thế của du lịch Yên Bái: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch vă hóa gắn với bảo tôn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước du lịch, ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triển du lịch thông minh. Tập trung nguồn lực để xây dựng, tái tạo các khu, điểm du lịch.

Yên Bái luôn đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, mang lại cảm giác khác biệt, hấp dẫn và thân thiện với môi trường, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng trong và ngoài nước.

Du lịch bền vững đóng góp nền kinh tế Yên Bái:

Theo Sở văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5,62%; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 42,43% trong cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, phát triển du lịch rất khởi sắc, là một điểm sáng của khu vực dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú phát triển.

Chỉ trong 5 năm (2015 – 2020), Yên Bái đã thu hút 16 dự án đầu tư cho phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Lượng khách du lịch đến với Yên Bái ngày một nhiều, doanh thu du lịch, dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng mạnh, đã và đang trở thành kinh tế chủ lực của toàn tỉnh Yên Bái. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 10,3%, doanh thu từ du lịch tăng 19,6% năm, tạo việc làm cho hơn 5000 lao động.

Biểu đồ 2. 4: Doanh thu du lịch tỉnh Yên Bái

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái)

Cụ thể, trong ba năm 2017, 2018, 2019, doanh thu từ du lịch phát triển một cách rõ rệt, năm 2017 doanh thu đạt 270.5 tỷ đồng, tăng 8.2% so với cùng kỳ, năm 2018 doanh thu đạt 333 tỷ đồng, tăng 23.1% so với cùng kỳ, đến năm 2019 doanh thu đạt 438 tỷ đồng, hơn năm 167,5 tỷ đồng so với năm 2017, tăng 31.5% so với cùng kỳ. Ta có thể thấy doanh thu của du lịch đóng góp vào nền kinh tế tỉnh Yên Bái, ngày một khởi sắc. Yên Bái đã chú trọng khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đang là hướng đi hiệu quả của tỉnh Yên Bái trên hành trình đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khai thác đúng các tiềm năng du lịch, có kế hoạch cụ thể là cơ sở để Yên Bái phát triển bền vững mà còn giúp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Điểm mạnh trong du lịch của tỉnh Yên Bái:

Yên Bái mảnh đất giàu tiềm năng du lịch. Sự đa dạng về thiên nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên cho tỉnh lợi thế trong sự phát triển

du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Đến với Yên Bái, du khách sẽ được đắm mình trong những khung cảnh thiên nhiên, một điểm mạnh là lợi thế của vùng đất Tây Bắc, với sự nên thơ của Hồ Thắc Bà, vùng văn hóa Mường Lò đặc trưng của dân tộc Thái, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, khám phá dù lượn tại đèo Khau Phạ.. với những cảnh thiên nhiên đẹp nên thơ đã thu hút nhiều khách du lịch đặt chân đến nơi đây.

Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đang triển khai 02 quy hoạch, gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Không chỉ có thiên nhiên phong cảnh hữu tình, Yên Bái còn tự hào với một tài nguyên du lịch nhân văn với 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 746 di sản phi vật thể và gần 574 di sản vật thể. Những di tích còn được lưu giữ tới ngày nay như: Khu lăng mộ Nguyễn Thái Học, quần thể di tích lịch sử-văn hóa, khảo cổ học Hắc Y-Đại Cại, khu di tích Căng-Đồn Nghĩa Lộ..

Yên Bái cũng đang hướng tới xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt nhằm tạo điểm nhấn về du lịch của vùng Tây Bắc với 5 dòng sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch sinh thái khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; du lịch văn hóa, du lịch sinh thái vùng hồ Thác Bà; du lịch trải nghiệm sinh thái nước khoáng nóng Trạm Tấu… Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của các dân tộc Thái, Mông, được khai thác chủ yếu tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Mù Cang Chải và huyện Yên Bình. Du lịch mạo hiểm dù lượn “Bay trên mùa vàng” và “Bay trên mùa nước đổ”; săn mây trên đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù, huyện Trạm Tấu. Du lịch tâm linh dọc sông Hồng với hệ thống đền Đông Cuông, đền Tuần Quán, chùa Am kết nối với các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ.Du lịch tham quan làng nghề được hình thành tại làng nghề dệt thổ cẩm xã Nghĩa An, làng nghề tranh đá quý Lục Yên, đá cảnh Suối Giàng, đá trắng Lục Yên...

Ngoài ra, Yên Bái còn sở hữu hương vị ẩm thực Tây Bắc độc đáo và đa dạng. Từ các loại quả nức tiếng thơm ngon: cam sành, quýt sen, bưởi Đại Minh, hồng không hạt Lục Yên,… đến các món được chế biến tứ cá Lăng, cá bông, cá sỉnh, thịt trâu sấy, thịt lợn chua rang của người Thái Đen Mường Lò… tạo nên những món ăn đặc sản thơm ngon hấp dẫn du khách.

Điểm yếu trong việc phát triển du lịch của Yên Bái

Du lịch Yên Bái có nhiều tiềm năng, lợi thế song dịch vụ du lịch còn thiếu, chất lượng chưa cao, nhất là dịch vụ lưu trú, sản phẩm du lịch thiếu đa dạng, hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển chậm, chưa xây dựng được nhiều tour, tuyến du lịch.

Trong những năm gần đây, Yên Bái và nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc cũng đã thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Sau thời gian thực hiện hợp tác du lịch Yên –Lào Cai-Phú Thọ, hiện nay Yên Bái đã và đang tham gia tích cực chương trình hơp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tuy nhiên, du lịch tỉnh Yên Bái vẫn chưa thực sự đột phá, vẫn chưa thể phát triển được tiềm năng của tỉnh.

Điều này có thể nhận thấy rõ, các sản phẩm du lịch Yên Bái hiện còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn, hệ thống dịch vụ còn sơ sài, các loại hình vui chơi giải trí còn ít. Quy mô và hình thức các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và thị trường chưa rõ nét, nên ít có khả năng thu hút khách du lịch.

Yên Bái là tỉnh miền núi, việc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng hạ tầng về kinh tế - xã hội còn thấp, hệ thống giao thông kết nối với các điểm du lịch chưa thuận lợi, nguồn lực đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực dịch vụ còn thấp và thiếu tính chuyên nghiệp. Trong khi đó, hiện nay, sự tăng trưởng nhu cầu du lịch gần gũi với thiên nhiên, nhất là đối với du khách phân khúc cao cấp thì đòi hỏi chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng phải đảm bảo tính chuyên nghiệp hơn thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Một trong những điểm yếu trong phát triển du lịch của Yên Bái là sự phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn, giữa các cơ quan ban, ngành, địa phương có liên quan còn thiếu sự liên kết chặt chẽ, hoạt động hợp tác phát triển du lịch nói chung và việc liên kết trong quảng bá xúc tiến du lịch nói riêng, nhìn chung vẫn mang tính tự phát, nặng nề về hình thức, còn dàn trải, thiếu sự liên kết phối hợp đồng bộ, hiệu quả, bền vững.

Theo ông Nguyễn Hữu Thắng- Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Công tác quản lý Nhà nước, quy hoạch phát triển du lịch tuy đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập. Cụ thể như: hệ thống các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn phát triển không theo quy hoạch, trải tuyến giao thông, kiến trúc chưa phù hợp với cảnh quan, thiếu các trang bị nội thất tiêu chuẩn, không có khuân viên cây xanh, chất lượng buồng giường chưa cao, các dịch vu phụ trợ chưa đầy đủ, trong khi đó, đội ngũ cán bộ chuyên môn của du lịch, lực lượng lao động trong các cơ sở dịch vụ du lịch chưa có nghiệp vụ chuyên sâu”. Vì vậy, Yên Bái chưa phát triển tương ứng với tiềm năng sẵn có.

Quảng bá xúc tiến các sản phẩm du lịch, chưa khoa học và cũng chưa có những chiến lược cụ thể để mang thương hiệu du lịch tại Yên Bái mở rộng trong nước và quốc tế, bởi Yên Bái lấy du lịch là mục tiêu quan trọng cho phát triển kinh tế. Chính vì thế, cần phải có những kế hoạch hoạt động cụ thể và dài hạn để tạo ra những hiệu ứng phát triển. Hay nói một cách khác, Yên Bái cần phải xác định được sản phẩm chủ đạo, thị trường mục tiêu cần hướng đến. Đối với một địa phương như Yên Bái, việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của mình với bạn bè trong nước và quốc tế, thậm chí đối với cả người dân địa phương là một nhiệm vụ không thể thiếu để khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đưa hình ảnh của tỉnh đến với bạn bè khắp nơi. Thế nhưng bạn bè quốc tế biết rất ít tới Yên Bái. Tài liệu quảng bá chưa thống nhất, chưa đồng bộ, còn sơ sài. Hình thức truyền thông, cổ động chưa đa dạng, ít có hoạt động tạo tiếng vang.

Cơ hội trong việc phát triển phát triển du lịch Yên Bái.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, mức tăng trưởng kinh tế ổn định, đã tạo điều kiện và cơ hội thuận để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa du lịch không chỉ trong các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước và còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, Yên Bái có nhiều tiềm năng và triển vọng để trở thành một mắt xích quan trọng trong vùng Tây Bắc.

Theo bình chọn của Insider- một báo điện tử du lịch danh tiếng của Mỹ, Mù Cang Chải (Yên Bái) của Việt Nam được lọt vào danh sách những vùng núi đẹp nhất thế giới sánh ngang hàng cùng với nhiều cái tên danh tiếng của thế giới như núi Cầu Vồng ở Peru, dãy Andes ở Bolivia hay đỉnh núi Phú Sĩ của Nhật Bản. Mù Cang Chải được gọi là viên ngọc quý của Yên Bái, chỉ trong năm 2019, Mù Cang Chải đã thu hút trên 250 000 lượt khách du lịch, trong đó có 37 nghìn lượt khác quốc tế.

Tỉnh luôn quan tâm thu hút mời gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch: Tập đoàn ALPHANAM với dự án Công viên văn hóa, thể thao, du lịch và đô thị hồ Thác Bà; Tập đoàn TH True Milk (Công ty cổ phần phát triển du lịch và nghỉ dưỡng Quốc tế Vân Hội) với dự án khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế. Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thương nghiệp (ITD) với khu nghỉ dưỡng An Bình trên khu vực hồ Thác Bà, xã Tân Hương, huyện Yên Bình. Công ty cổ phần phát triển xanh Thịnh Đạt đầu tư các dự án du lịch tại huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải. Tỉnh cũng tăng cường hợp tác liên vùng, trong và ngoài nước như: Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Hợp tác với tỉnh Val de Marne Cộng hòa Pháp…

Tháng 9/2021 Yên Bái sẽ mở lễ hội Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đón nhận Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt

Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Lễ mừng cơm mới của dân tộc Mông, huyện Mù Cang Chải”. Yên Bái mở rông Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng”, tổ chức giải chạy Marathon “Khám giá Mù Cang Chải”, tổ chức ngắm cảnh Ruộng bậc thang bằng máy bay trực thăng. Đây là một trong những cơ hội tốt, để Yên Bái có thể quảng bá du lịch rộng rãi, và phát triển thương hiệu du lịch Yên Bái đến với cộng đồng trong và ngoài nước.

Dự kiến tháng 10/2021 Yên Bái sẽ có lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và Lễ vinh danh, đón nhận bằng UNESCO công nhận nghệ thuật xòe của dân tộc Thái ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Để du lịch Yên Bái phát triển, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 10/2021NQ-HĐND về ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025. Đối tượng áp dụng là tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân hoạt động hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Trong đó, hỗ trợ việc đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông kết nối các địa điểm có hoạt động du lịch trên địa bàn, đầu tư cơ sở kinh doanh thương mại đạt tiêu chuẩn, bán các sản phẩm đăc sản, phục vụ du khách, mua sắm trang thiết bị, đầu tư hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại yên bái (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w