Thực trạng tuyến, điểm du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại yên bái (Trang 47 - 52)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Thực trạng tuyến, điểm du lịch

Yên Bái có tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương vô cùng phong phú, du lịch tỉnh Yên Bái có nhiều loại hình khác nhau. Chính vì thế các tuyến điểm du lịch được chia theo từng loại hình du lịch để phát triển môt cách tốt nhất.

Du lịch cộng đồng (Homestay):

Đây là loại hình du lịch phổ biến hiện nay, đang được các tuyến, điểm du lịch chọn lựa để phát triển mô hình du lịch. Du lịch cộng đồng cũng đang được trú trọng tại Yên Bái, đặc biệt là ở các huyện Yên Bình, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ. Các điểm du lịch đang được khai thác thành công với loại hình này bao gồm:

- Bản Kim Nọi, thị trấn Mù Cang Chải, bản Hua Khắt, xã Nậm Khác, xã La

Pán Tần, bản Lìm Thái, Lìm Mông, xã Cao Phạ (huyện Mù Cang Chải). Tại đây du khách sẽ được trải nghiệm trồng, cấy, gặt lúa trên ruộng bậc thang, thu hoạch nông sản vùng cao trên núi như thảo quả, sơn tra, mận, đào, làm các vật dụng thủ công hàng ngày như gùi, khèn, giỏ, dao và trang phục Mông truyền thống, giao lưu văn nghệ truyền thống với người Mông và người Thái, tham dự những lễ hội truyền thống hàng năm.

- Bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, bản Đêu xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ): Du khách đến đây sẽ được thưởng thức nghệ thuật văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Thái với những món ăn truyền thống cá nướng, xôi ngũ sắc, thịt hun khói, bánh trưng đen, trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm, đặc biệt hơn cả là được thưởng thức nghệ thuật xòe Thái.

- Bản Pang Cáng, xã Suối Giàng, thôn Ao Luông xã Sơn Thịnh, xã Tú Lệ

(huyện Văn Chấn): tại đây du khách sẽ được trực tiếp tham gia vào quá trình trồng gặt lúa và làm cốm Tú Lệ. Nhắc đến suối Giàng không thể không nhắc đến chè Shan Tuyết, du khách sẽ được trải nghiệm quy trình sản xuất chè, và chế tác đá hoa vân mỹ nghệ…

Tại Mù Cang Chải, du lịch cộng đồng phát triển rõ rệt, theo Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Yên Bái, trên địa bàn huyện hiện có 91 cơ sở lưu trú, trong đó có 26 nhà nghỉ và 65 hộ làm du lịch cộng đồng, với tổng số hơn 900 buồng, giường phục vụ cho trên 2.200 lượt khách/đêm.

Huyện luôn khuyến khích, hỗ trợ người dân trong việc xây dựng, phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ, huyện Mù Cang Chải còn mở thêm lớp ngoại ngữ cho người dân. Cùng với đó, huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng giao tiếp khi đón khách và biết cách giới thiệu về Mù Cang Chải. Đặc biệt tại bản La Pán Tấn, xã La Pán Tấn là một trong những bản được chọn làm địa điểm để xây dựng du lịch cộng đồng. Theo tờ báo Yên Bái cho biết chị Vàng Thị Lý, bản La Pán Tấn chia sẻ, sau hơn 2 năm làm du lịch cộng đồng, trung bình mỗi tháng, tổng nguồn thu từ du lịch của gia đình chị khoảng 30 – 40 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí, chị Lý lãi khoảng 15 – 20 triệu đồng, vào mùa du lịch cao điểm có tháng thu về gần 90 triệu đồng.

Năm 2019, là năm du lịch huyện Mù Cang Chải có sự tăng trưởng cả về số lượng khách tham quan và doanh thu từ du lịch. Theo Sở văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái, tổng lượng khách du lịch đến địa bàn huyện đạt 250.000 lượt, tăng 160.000 lượt so với năm 2018, trong đó khách quốc tế là 37.200 lượt. Doanh thu đem về đạt 93 tỷ đồng, tăng 48 tỷ đồng so với năm 2018.

Nhằm phát triển du lịch bền vững, đặc biệt du lịch cộng đồng luôn phải gắn với bảo tổn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, huyện Mù Cang Chải tập trung xây dựng các loại hình du lịch tại nhiều địa phương, và luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người dân phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Du lịch văn hóa:

Tỉnh Yên Bái cũng rất trú trọng đến khai thác loại hình du lịch văn hóa để phục vụ nhiều đối tượng khách tham quan khác nhau. Khách du lịch khi đến với Yên Bái sẽ có chuyến du lịch tìm hiểu về lịch sử cách mạng, du lịch văn hóa truyền thống địa phương, du lịch văn hóa ẩm thực. Các điểm du lịch Yên Bái được trú trọng: Đến Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, Chùa Am, khu di tích lăng mộ Nguyễn Thái Học, khu di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ, Quần thể di tích Hắc Y, Đại Cại, làng nghề miến dong, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Văn Chấn, làng đá quý Lục Yên. Đặc biệt, phải nói đến trong năm 2020, lễ hội Văn hóa – Du lịch Mường Lò, các hoạt động kéo dài hơn một tháng, cùng với sự thân thiện và mến khách của đồng bào các dân tôc Mường Lò – Nghĩa Lộ với bạn bè trong nước và quốc tế, lễ hội đã thu hút 30.000 lượt khách du khách và nhân dân đến tham quan, trải nghiệm. Cùng với đó, Lễ hội cơm mới Đền Đông Cuông năm 2020 cũng là nét văn hóa đặc sắc, đã thu hút 22.000 lượt du khách đến với lễ hội. Lễ hội được tổ chức nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di tích lịch sử văn hóa Đền Đông Cuông đến với du khách trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của Đền, qua đó từng bước tạo ra sự đột phá về phát triển du lịch tâm linh, góp phần đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phát triển du lịch nhưng luôn phải chú trọng trong công tác bảo tổn những nét văn hóa, tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói đến huyện Yên Bình, Yên Bái, luôn quan tâm trong công tác tuyên truyền, khuyến khích giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Để việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương thực sự hiệu quả, phát huy được ý thức giữ

gìn và trách nhiệm bảo tồn của chính người dân và cộng đồng, huyện đã tập trung và chỉ đạo xây dựng các câu lạc bộ nghệ thuật dân gian. Nhiều câu lạc bộ văn hóa dân gian phát triển mạnh, thu hút số thành viên tham gia. Ngoài ra, phát triển mô hình các đội văn nghệ quần chúng cũng được coi là một trong những giải pháp mà huyện Yên Bình luôn gắn với việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống với phát triển du lịch. Để phát triển du lịch đạt hiệu quả, huyện cũng chủ trương đẩy mạnh công tác quản lý, trong đó quan tâm tới công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Du lịch mạo hiểm

Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình đang được phát triển và thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch trẻ tuổi. Du lịch mạo hiểm bay dù lượn đèo Khau Phạ được tổ chức hai mùa trong năm (màu lúa chín và mùa nước đổ) có sự tham gia của rất nhiều phi công và du khách nước ngoài. Nơi đây là một trong 10 địa điểm bay dù lượn đẹp nhất thế giới. Đây cũng là thử thách của những du khách khi đến với địa điểm du lịch đèo Khau Phạ, thử thách chính bản thân mình, với những cung đường hiểm trở, nhưng vô cùng đẹp và lãng mạng. Du khách có thể cắm trại nghỉ đem trong rừng để cảm nhận được sự nguyên sơ của núi rừng Tây Bắc. Festival Dù lượn bay trên mùa nước đổ đã thu hút sự trình diễn của 90 phi công trong và ngoài nước và 100 khách bay đôi ưa mạo hiểm, thích khám phá, thu hút gần 10.000 du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Du lịch nghỉ dưỡng:

Hiện tại ở Yên Bái, du lịch nghỉ dưỡng chỉ tập trung ở quy mô nhỏ tại điểm du lịch khu nước nóng Trạm Tấu được thiết kế với những ngôi nhà gỗ nhỏ men theo triền núi tạo nên một không gian nguyên sơ nhưng lại gần gũi với thiên nhiên, du khách đến có thể trải nghiệm dịch vụ ngâm nước khoáng nóng, tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, Mông và thưởng thức những hương vị ẩm thực nơi đây.

Ngoài ra điểm du lịch tại khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Tú Lê nằm trong thung lũng Tú Lê với kiến trúc mang phong cách hiện đại nhưng vẫn giữ được

những nét truyền thống của địa phương và con người bản địa, cùng với đó du khách sẽ được thưởng thức những hương vị ẩm thực độc đáo của người Thái với nếp Tú Lệ nổi tiếng.

Khu nghỉ dưỡng An Bình tại điểm du lịch hồ Thác Bà với những khu nhà nhỏ nằm ven hồ, du khách khi đến đây sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh hồ, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, là huyện điển hình trong việc phát triển du lịch theo mô hình du lịch nghỉ dưỡng. Theo thông tin từ Sở văn hóa, giáo dục và thể thao tỉnh Yên Bái, trong năm 2019, lượt khách đến với huyện Trạm Tấu là 26.500 lượt, đạt 106% so với chỉ tiêu giao, doanh thu đạt 15.9 tỷ đồng. Theo báo Yên Bái, hiện nay trên địa bàn Trạm Tấu loại hình du lịch nghỉ dưỡng đang ngày càng mở rộng. Có thể kể đến hai địa điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng ở nơi đây với địa điểm du lịch của chị Sùng Thị Lan, người dân tôc Mong, xã Suối Giàng đã đầu tư hơn 6 tỷ đồng để quy hoạch 2 ha đồi với 600 cây chè cổ thụ làm khu du lịch nghỉ dưỡng. Tại xã Hát Lừu, khu du lịch nghỉ dưỡng tắm suối khoáng nóng của gia đình anh Vũ Mạnh Cường. Khu du lịch nghỉ dưỡng có diện tích 15.000 m2 và hơn 10 phòng nghỉ lớn nhỏ. Trung bình mỗi ngày, khu du lịch đón khoảng

50 – 70 lượt khách, vào ngày cuối tuần hay lễ tết có thể lên tới 300 lượt khách. Ngoài khu du lịch nghỉ dưỡng này, hiện nay trên địa bàn huyện Trạm Tấu, còn nhiều gia đình đầu tư thành lập khu nghỉ dưỡng khác nhau. Nhưng một thực tế hiện nay, du lịch nghỉ dưỡng đóng góp thu nhập rất lớn cho người dân địa phương. Nhưng hiện trạng mà du lịch nghỉ dưỡng tại Yên Bái là “mạnh ai người đấy làm” thiếu tính đồng nhất, cũng như những kế hoạch cụ thể để vừa phát triển kinh tế cho người dân, cho địa phương cùng với đó công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cần được trú trọng, đặc biệt cần quan tâm là nguồn suối nước nóng.

Yên Bái có rất nhiều tiềm năng để phát triển các tuyến, các điểm du lịch, nhưng Yên Bái chưa thực sự mở rộng phát triển, mặc dù hiện tại tỉnh đang đặt ra những kế hoạch du lịch phát triển nâng cao, đặc biệt chú trọng vào du lịch bền vững. Thế nhưng chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư, các khu, điểm du lịch xây

dựng và hoạt động mới chỉ đầu tư ở quy mổ nhỏ, chưa đáp ứng được phân khúc thị trường khách du lịch.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại yên bái (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w