Vị trí địa lý tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại yên bái (Trang 26 - 39)

5. Cấu trúc khóa luận

2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Yên Bái

Vị trí địa lý:

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.892,68 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.

Hình 2. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái)

Toàn tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm Thành phố Yên Bái (thành phố Tỉnh lỵ); Thị xã Nghĩa Lộ; 07 huyện: Trạm Tấu; Mù Cang Chải;

Văn Chấn; Văn Yên; Lục Yên; Trấn Yên; Yên Bình với 173 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 150 xã, 13 phường, 10 thị trấn).

Văn Chấn; Văn Yên; Lục Yên; Trấn Yên; Yên Bình với 173 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 150 xã, 13 phường, 10 thị trấn).Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.

Đặc điểm địa hình:

Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp.

Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Khí hậu:

Tỉnh Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 18 - 200C (cao nhất từ 37 - 390C, thấp nhất từ 2- 40C); Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; Độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp.

Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 - 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động,

thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - Nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 - 200C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ, độ cao trung bình 200 - 400 m, nhiệt độ trung bình 21- 230C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng Nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình

23 - 240C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương

thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 - 230C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, có tiềm năng du lịch.

2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Yên Bái nằm trong vùng núi phía Bắc, chính vì thế cảnh đẹp nơi đây được tạo nên bởi những vùng đồi núi, cùng với đó là hệ thống đường thủy được bao phủ bới tuyến sông Hồng và tuyến Hồ Thác Bà, đã tạo nên những địa điểm du lịch ấn tượng.

Tài nguyên du lịch: Hồ Thác Bà

Được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 2410/QĐ-VH ngày 27/9/1996, thuộc địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên một trong những hồ nước nhân tạo lớn của Việt Nam. Hồ có diện tích 23.400 ha, diện tích mặt nước 19.050 ha, chiều dài 80 km, rộng 10 - 15 km, độ sâu từ 50 - 60 m. Hồ Thác là nơi nhà máy thuỷ điện Thác Bà được sinh ra, là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với sự trợ giúp của nước bạn Liên Xô.

Hình 2. 2. Hồ Thác Bà Yên Bái

(Nguồn: Báo Yên Bái)

Hồ Thác Bà với trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ, cảnh quan sơn thủy hữu tình cùng hệ thống hang động ẩn sâu trong những dãy núi đá vôi làm nên một hồ Thác Bà thành một trung tâm du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Ngoài ra du khách còn được tới thăm làng văn hóa của người Dao, được xem lễ cấp sắc một trong những nghi lễ truyền thống lâu đời vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Với đặc điểm là một hồ nhân tạo, kết hợp với những đặc điểm tự nhiên sẵn có, Hồ Thác Bà là nơi kết tinh bởi bàn tay và khối óc của con người trong quá trình cải tiến giang sơn để phục vụ cuộc sống của người dân. Không những thế hồ nhân tạo này còn mang trong mình những di tích, di chỉ lịch sử khảo cổ, đồng thời đây cũng là một danh lam thắng cảnh đẹp. Hiện nay, Yên Bái đang cải tạo, và phát triển du lịch hồ Thác Bà trở thành vùng tham quan du lịch có giá trị của đất nước.

Tài nguyên du lịch: Hồ Đầm Hậu

Hồ Đầm Hậu hay còn gọi là hồ hình thành do quá trình ke bờ, đắp đập tiêu tại thôn Đức Quân, xã Minh Quân,

99ngách, là một hồ nước nhân tạo được

xây dựng hệ thống thủy lợi, phục vụ tưới huyện Trấn Yên.

Hình 2. 3. Hồ Đầm Hậu Yên Bái

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Yên Bái)

Cái tên “99 ngách” được tạo bởi việc đắp đập dâng nước nhấn chìm những đồi núi trong vùng đất rộng hàng chục hécta. Nhìn từ trên cao xuống hồ 99 ngách khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh một con bạch tuộc. Hồ Đầm Hậu quanh năm nước tràn đầy, ngoài việc cung cấp nước tưới tiêu cấy lúa và các hoa màu trên địa bàn xã, hồ Đầm Hậu còn cung cấp một nguồn lợi thủy sản lớn với nhiều loại cá như: trắm, mè, gáy, vược, rô phi... với nhiều loài thủy sinh rong, tảo. Ngoài việc đánh bắt thủy sản trong hồ, người dân trong xã còn thả lồng nuôi cá, các đảo đất nổi trên hồ được trồng cây nguyên liệu giấy.

Ngoài những đảo đất sơn thủy hữu tình, trong lòng hồ còn ẩn chứa những thủy sinh độc đáo, đặc biệt là giống ba ba “khủng”. Mặt hồ rộng, cốt nước cơ bản ổn định cả 4 mùa trong năm, chỗ sâu được xác định tới 7 - 8 mét, lại có vị trí thuận lợi nằm cách Quốc lộ 32 chưa đầy một cây số, nên Đầm Hậu với hàng chục đảo lớn nhỏ nhô trên trên mặt nước trong xanh đã trở thành điểm tham quan, picnic trong những ngày nghỉ, ngày lễ của những người yêu thích thiên nhiên, thích khám phá. Đặc biệt, hồ Đầm Hậu có vị trí rất thuận lợi, nằm giáp đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, gần điểm giao cắt từ tuyến cao tốc đi Quốc lộ 70. Hồ Đầm Hậu sẽ là điểm dừng chân lý tưởng và là nơi dẫn du khách qua cầu Văn Phú vào Thành phố Yên Bái. Cũng từ đây, du khách có thể đến thăm Chiến khu Vần một Di tích lịch

sử căn cứ cách mạng nằm trên địa bàn 3 xã Việt Hồng, Việt Cường, Vân Hội (thuộc huyện Trấn Yên).

Với những điều kiện thuận lợi đó, ngày 2/6/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ký ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Đầm Hậu, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Theo quy hoạch, Khu du lịch có tổng diện tích nghiên cứu 280 ha với tính chất là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, kết hợp sân golf. Dựa trên các điều kiện về vị trí, địa hình, cảnh quan môi trường, khu du lịch sinh thái được chia thành 3 khu chức năng chính là: Khu sân golf, khu rừng phong cảnh và khu du lịch nghỉ dưỡng.

Tài nguyên du lịch: Đầm Vân Hội

Đầm Vân Hội nằm tại vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm ngay cạnh tuyến đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai. Đầm dược hình thành cách đây gần nửa thế kỷ do xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho một số xã của huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái và huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, đầm có chiều dài gần 10 km, rộng có nơi gần 2 km, với 410 ha mặt nước. Đầm Vân Hội đã góp phần rất lớn vào việc cải tạo và điều hòa môi trường làm giảm nhiệt độ mùa hè từ 1 - 2oC, tăng độ ẩm tuyệt đối vào mùa khô lên trên 20%, tạo điều kiện duy trì thảm thực vật xanh tốt. Chính vì vậy, đầm nước mênh mông hòa với núi non hùng vĩ, khiến đầm Vân Hội được ví như một thiên đường thu nhỏ.

Hình 2. 4. Đầm Vân Hội Yên Bái

Điểm làm nên giá trị của đầm Vân Hội là trong lòng đầm có đến 40 đảo lớn, nhỏ bốn mùa cây cối tốt tươi. Đồng thời, cây xanh còn là nơi trú ngụ cho nhiều loài chim bản địa, chim di trú đậu kín trên rừng cây các đảo của hồ. Các dòng suối lớn như: ngòi Vần, ngòi Lĩnh, ngòi Chanh, ngòi Hạ dồn nước từ các khu rừng nguyên sinh về đầm Vân Hội làm cho đầm bốn mùa đầy nước. Lượng phù du lớn khiến cho đầm rất nhiều cá.

Tài nguyên du lịch: Suối Giàng

Suối Giàng nằm ở độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, Suối Giàng có khí hậu thường thấp hơn so với các vùng khu vực từ 8-9 độ, quanh năm mát mẻ trong lành. Không chỉ có vậy, khi nhắc đến suối Giàng, không thể không nhắc đến chè Shan Tuyết nổi tiếng, cùng với địa hình đá cảnh vân hoa và những bản cổ người Mông, vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống. Khí hậu tại nơi đây đã làm nên giống chè không nơi nào có được, lá chè to và dày, những búp chè khi được thu hái về chế biến còn có những sơi tơ trắng bao phủ trông tựa như tuyết, và lớp bông tuyết này vẫn được đồng bào dân tộc Mông giữ lại trong quy trình chế biến.

Tài nguyên du lịch: Đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, đèo Khau Phạ là một trong những cổng trời trên dải Hoàng Liên cao vút. Từ thành phố Yên Bái, theo quốc lộ 32chừng 5 giờ đồng hồ, qua Tú Lệ, bắt gặp một trong những cung đèo ngoạn mục nhất trên dải Hoàng Liên với chiều dai hơn 20km, đèo Khau Phạ được ví như một dải lụa sẫm màu vắt ngang các sườn núi của một vùng cao nguyên trùng điệp. Khau Phạ là đèo dài và hiểm trở nhất trên tuyến đường quốc lộ 32 và cũng là con đường quanh co nhất, có độ dốc thuộc hàng “tứ đại danh đèo” ở phía Bắc Việt Nam.

Đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa điểm nổi tiếng. Chân đèo phía Đông có xã Cao Phạ- gắn liề với đội du kích Khau Phạ trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến 1952, từng được mệnh danh là những chiến binh mây mù.

Xa hơn một chút là xã Nậm Có- nơi còn giữ được cánh rừng nguyên sinh, trong đó những vạt rừng sơn tra hàng trăm tuổi. Giữa lưng đèo, do có khí hậu ôn đới quanh năm và nguồn nước tự nhiên trong lành là điều kiện lý tưởng để nuôi thủy sản xứ lạnh. Phía Tây đèo Khau Phạ là La Pán Tấn- một địa danh nổi tiếng với kỳ tích ruộng bậc thang, được ví như sóng vàng của Yên Bái, một nét đặc trưng đã mang đến đặc sản rượu thóc Y Mèo đậm đà hương vị tự nhiên. Phía Tây Nam là xã Nậm Khắc, từng được biết tới đặc sản mật ong rừng, gắn với nghề nuôi ong lấy mật của đồng bào dân tộc Mông. Mật ong Nậm Khắc sánh vàng, chắt chiu từ phấn hoa rừng: mận tam hoa, sơn tra, đào phai, tớ dảy…

Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín- độ tháng 9 tháng 10, khi lúa trên những chân ruộng bậc thang óng vàng. Đây cũng là mùa lễ hội, tôn vinh sự độc đáo của văn hóa dân tộc Mông, và vẻ đẹp thắng cảnh ruộng bậc thang trên cao nguyên Mù Cang Chải.

Hình 2. 5. Đèo Khau Phạ Yên Bái

(Nguồn: Báo Yên Bái)

2.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn

Không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên của Yên Bái thu hút khách du lịch, mà Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng với 446 di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh, trong đó có 105 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng (13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 92 di tích được xếp hạng cấp tỉnh)

Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải:

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia vào tháng 10/2007. Đây là một trong những địa điểm du lịch thu hút khách nhất tại Yên Bái, bởi tính độc đáo của nơi đây, sự kết hợp của những đồi ruộng bậc thang mâm xôi, được du khách và các tạp chí nước ngoài đánh giá là hệ thống ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam, có giá trị về văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên. Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải thuộc xã La Pán Tấn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình cách thành phố Yên Bái khoảng 180km.

Hình 2. 6. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

(Nguồn: Báo Thái Nguyên)

Lịch sử hình thành ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông - tác giả của những thửa ruộng bậc thang, chủ nhân cư trú đầu tiên tại vùng đất này.

Theo các nhà nghiên cứu địa chất thì Mù Cang Chải là địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai chủ yếu là đất feralit vàng đỏ. Điều này, giải thích vì sao người Mông không thể trồng lúa theo phương thức nương rẫy mà thay vào đó, họ phải tận dụng những quả đồi thấp, có diện tích rộng, độ dốc vừa phải, tận dụng được cả nước mưa và nước suối dẫn từ độ cao tràn xuống ruộng thấp để hình thành ruộng bậc thang.

Đây là một quá trình công phu, tốn nhiều công sức. Công việc khai khẩn được nối tiếp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng tựa bức tranh nghệ thuật hoành tráng treo trên các sườn núi. Từ những chiếc cuốc khum khum phù hợp với việc đào ruộng đắp bờ, đến những nếp nhà hay hoa văn trên trang phục của phụ nữ... Tất cả, tạo nên sự đồng điệu đến kỳ lạ.

Di tích lịch sử mộ Nguyễn Thái Học:

Khu di tích nằm trong khuân viên công viên Yên Hòa, bên cạnh con đường mang tên nhà yêu nước Nguyễn Thái Học thuộc phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Khu di tích lịch sử mộ Nguyễn Thái Học được Bộ Văn Hóa- Thể Thao và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990, đúng dịp kỷ niệm 60 năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Di tích lịch sử được xây dựng với các hạng mục: Lăng mộ, tượng đài, bia tưởng niệm, nhà đón khách, và khuân viên cây cảnh. Công trình xây dựng đã tái hiện lại lịch sử, mang đậm tính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại yên bái (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w