5. Cấu trúc khóa luận
2.2.2. Lao động và cơ sở vật chất
Lao động:
Theo thống kê từ sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến giữa năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 4.250 người tham gia hoạt động du lịch, gồm: 2.130 lao động trực tiếp và 2.120 lao động gián tiếp. Trong tổng số lao động trực tiếp, có 95 người thuộc cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp; có 1.285 người trong cơ sở lưu trú; có 750 người trong các đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển du lịch.
Trong tổng số lao động trên, có 1,14% người đạt trình độ sau đại học, 7% trình độ đại học, 4,3% trình độ cao đẳng, 5,1% trình độ trung cấp, 13,2% trình độ sơ cấp và 69,26% là đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ.
Thống kê lao động độ tuổi: Khoảng 37.4% lao động du lịch có độ tuổi dưới 30 tuổi, 50% lao động du lịch nằm trong đô tuổi từ 30-50 tuổi, 13% lao động du lịch nằm trong độ tuổi trên 50 tuổi. Như vậy, ta có thể thấy lao động trong ngành du lịch còn khá trẻ, đây cũng là một điều thuận lợi cho việc đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp, cũng như có thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển du lịch.
Biểu đồ 2. 2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Tuổi dưới 30 Tuổi từ 30-50 Tuổi trên 50
13%
37%
50%
Yên Bái vẫn là tỉnh miền núi nghèo, đầu tư cho du lịch còn hạn chế, nguyên nhân chính vẫn do nhiều nơi “ngành công nghiệp không khói” vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến, hoạt động du lịch cộng đồng vẫn mang tính tự phát, việc xây dựng và phát triển sản phẩm, xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch vẫn chỉ chưa tận dụng hết các yếu tố văn hóa sẵn có của dân tộc, địa phương, các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa tận dụng được các tiềm năng. Một phần lớn chưa quan tâm đến nguồn nhân lực phục vụ, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, vệ sinh môi trường chưa được quan tâm.
Về công tác đào tạo, tuy trên địa bàn có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng do đặc thù nhân lực trong ngành du lịch có tính định hướng rất cao, yêu cầu không thể thiếu trong quá trình đào tạo là người học phải được thực hành, thực tập rèn kỹ năng, đầu vào học lĩnh vực này ít nên hầu hết các cơ sở đào tạo chưa đầu tư cơ sở vật chất, thiếu giáo viên và giáo trình chuẩn… nên dẫn đến chất lượng đầu ra thấp. Chương trình đào tạo của các cơ sở hầu hết còn nặng về lý thuyết và xa vời thực tế. Trong khi đó, nhu cầu về nhân lực của ngành du lịch rất lớn, nhưng học sinh, sinh viên ra trường tìm được việc làm không dễ, nguyên nhân chính là do kiến thức được trang bị trong thời gian đào tạo chưa đáp ứng được những yêu cầu của công việc. Sinh viên hầu như không được thực hành trong thời gian học, nên khi ra trường không thể bắt nhịp được ngay với công việc, đặc biệt trong thời kỳ luôn luôn phải đổi mới để hội nhập với quốc tế.
Tóm lại, ta có thể nhận thấy rằng, lực lượng lao động trong ngành du lịch còn thiếu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh du lịch thế giới đang hình thành những xu hướng mới. Cần phải thay đổi, đưa ra những chiến lược phát triển nguồn nhân lực mạnh, đi đôi với số lượng, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Về kinh doanh khách sạn và nhà nghỉ:
Trên địa bàn toàn tình có 155 cơ sở lưu trú, trong đó có 02 khách sạn đã được xếp hạng 3 sao, 19 khách sạn được xếp hạng 02 sao, 22 khách sạn xếp hạng 1 sao,
còn lại 111 cơ sở khác. Quy mô cơ sở lưu trú đều nhỏ, tỷ trọng nhà nghỉ lớn, trang thiết bị ở một số cơ sở đã cũ, không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các cơ sở tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu.
Biều đồ 2. 3 : Cơ cấu hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Yên Bái
1% 7%
37%
Khách sạn 3 sao Homestay
Cơ sở lưu trú được xếp hạng
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái)
- Về kinh doanh dịch vụ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê:
Số lượng cơ sở kinh doanh Homestay toàn tỉnh trên 150 cơ sở. Các cơ sở này chủ yếu được đầu tư từ nguồn xã hội hóa của từng hộ gia đình cùng một số ít được trợ giúp từ ngân sách địa phương. Nhìn chung, các hộ gia đình đã cố gắng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ , cơ bản đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo vệ sinh cảnh quan, môi trường xung quanh nhà ở, một số cơ sở đáp ứng nhu cầu khách nước ngoài. Đa số các hộ gia đình mới chỉ đáp ứng về điều kiện tối thiểu cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng vẫn chưa có đủ điều kiện về kinh doanh.
- Kinh doanh nhà hàng ăn uống:
phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp, và giao lưu khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc
độc lập bên ngoài cơ sở lưu trú tại các khách sạn hoặc độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch cũng như cư dân địa phương.
- Kinh doanh lữ hành:
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp đăng ký tổ chức kinh doanh lữ hành du lịch, trong đó có 3 doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái và 4 văn phòng đại diện của các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Các công ty phục vụ hàng trăm đoàn khách đến Yên Bái tham gia các chương trình trải nghiệm, khám phá, văn hóa, lịch sử, ẩm thực tại hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng của Yên Bái. Trong đó phục vụ số lượng khách du lịch ra ngoài tỉnh hơn 15.000 lượt, đạt mức tăng trưởng 6%/năm.