Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch đối với toàn ngành du

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại yên bái (Trang 64 - 75)

5. Cấu trúc khóa luận

3.2.3 Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch đối với toàn ngành du

lịch Yên Bái, cũng như tại các địa điểm du lịch

Quảng bá, xúc tiến du lịch Yên Bái thông qua các hãng lữ hành

Một trong những đối tượng không thể thiếu của các hoạt phát triển du lịch của tỉnh là các hãng lữ hành, các công ty du lịch trong và ngoài nước. Các hoạt động truyền thông này tập trung vào kênh trung gian như công ty du lịch, đại lý

lữ hành trong và ngoài nước để thông tin, hấp dẫn và thu hút được du khách và từ kênh trung gian sẽ thông tin đến khách hàng nhận diện được hình ảnh chung của du lịch địa phương. Vì vậy, Yên Bái cần có những hợp đồng với các nhân viên điều hành trực tiếp của các công ty này để cung cấp thông tin tích cực về Yên Bái.

Hiện nay, các công ty khai thác lượng khách trên toàn thế giới trong đó có Mỹ. Website của Travel Indochina: http://www.travel-indochina.com thường xuyên được các du khách truy cập để tìm kiếm thông tin khi đến châu Á, trong đó có Việt Nam. Destination Asia với giao diện website hấp dẫn, độc đáo, trang web của công ty này: http://www.destination-asia.com đăng tải những thông tin về Việt Nam rất thú vị và hấp dẫn. Ngoài ra còn một vài hãng lữ hành khác như Hãng lữ hành APEX, website: http://www.apextravel.ie/. Đây là công ty lữ hành chuyên gửi khách Nhật đến Việt Nam lớn nhất. Hiện nay, đã có văn phòng đại diện của hãng lữ hành này tại Việt Nam. Tuy nhiên, hình ảnh về du lịch Yên Bái vẫn đang còn rất eo hẹp, đòi hỏi cơ quan xúc tiến có nhiều kế hoạch hơn nữa trong công tác quảng bá và truyền thông.

Thông qua công ty này, chúng ta sẽ gửi các thông tin về du lịch Yên Bái cùng với các ấn phẩm: brochure, bản đồ du lịch, bưu thiếp…. Điều quan trọng là cần phải thiết kế những brochures, tập gấp chuyên nghiệp và phù hợp với đặc trưng tâm lý của thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải khai thác website của các công ty lữ hành này để đăng tải các thông tin du lịch phổ biến và cập nhật nhất về du lịch Yên Bái, tạo đà cho thương hiệu du lịch Yên Bái được vươn cao, và hội nhập với quốc tế ngày một gần hơn. Có như vậy, lượng khách quốc tế biết đến Yên Bái sẽ ngày mở rộng và du lịch Yên Bái sẽ phát triển bền vững hơn.

Giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch Yên Bái thông qua hình thức trực tiếp đến du khách.

Quảng bá xúc tiến bằng các ấn phẩm, tờ rơi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái đã xuất bản được bản đồ du lịch tỉnh, sách hướng dẫn, post-card. Nhưng, các ấn phẩm này, chưa thực sự có sự đột phá và sáng tạo, vẫn còn rất đơn

điệu và sơ sài, chưa được hiệu quả trong công tác tuyên truyền. Cần tích hợp nhiều yếu tố của các giá trị điểm đến để xây dựng hiệu quả.

Quảng bá thông qua Internet: Việc lựa chọn kênh thông tin để truyền tải hình ảnh du lịch của tỉnh đóng vai trò cũng rất quan trọng. Sử dụng hình thức quảng cáo trực tuyến trên Internet vẫn là ưu tiên số một trong các sự lựa chọn. Bởi:

- Hiện nay thời đại 4.0, hầu hết số lượng người dùng Internet tăng lên không

ngừng, thông tin sẽ được lan truyền nhanh hơn, và khu vực rộng hơn. Đặc biệt là chi phí quảng cáo trên mạng truyền thông cũng rẻ hơn rất nhiều so với quảng cáo truyền thống. Hiệu quả mà quảng cáo trực tuyến mang lại cũng cao hơn rất nhiều và khả năng tương tác với khách du lịch cũng thuận tiện hơn. Hình thức quảng cáo trực truyến cũng phong phú hơn, như một số hình thức đang được ưa chuộng: đặt banner có gắn logo và slogan về du lịch Yên Bái trên các website có lượng truy cập lớn, tài trợ từ khóa trên các kết quả tìm kiếm, quảng cáo qua email… Tận dụng vai trò của các blogger nổi tiếng cũng là giải pháp được xem xét. Không ít điểm du lịch được nhiều người biết đến do các các blogger đưa lên bình luận chia sẻ.

- Quảng bá du lịch bằng các phim quảng cáo trên TV, các Website: Du lịch Yên Bái cần xây dựng những trích đoạn phim quảng cáo ngắn để phát trên Internet, trên kênh truyền hình; Bên cạnh đăng các trích đoạn quảng cáo ngắn lên các website của công ty lữ hành, du lịch Yên Bái cần hướng đến các website chia sẻ cộng đồng lớn như: youtube.com, facebook.com, Zalo, Instagram… Đồng thời, cần có một chương trình truyền thông cổ động đa dạng đối với đoạn thị trường quốc tế & nội địa: phim quảng cáo trên website, trên truyền hình, hội chợ,

brochure…

3.2.4. Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

Ngành du lịch Yên Bái cần có những chính sách cũng như việc thực hiện những chính sách để đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ vững nền văn hóa truyền thống:

- Cùng với xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay đó là du khách đang hướng tới những vùng du lịch còn giữ được những giá trị nguyên sơ, tỉnh Yên Bái đã có những chủ trương, chính sách phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, phát triển phải đi đôi với gìn giữ, bảo tồn các giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc của địa phương. Tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Yên Bái được quy định tại Điều 12, Nghị quyết 14/2018/NQ-HĐND ngày 2/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định một số chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các chương trình, kế hoạch, đề án đã đưa ra mục tiêu tổng quát là phát huy khai thác tối đa các lợi thế, tiềm năng sẵn có, chú trọng bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ, vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan môi trường; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa theo hướng phát triển bền vững.

Tại các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, chính quyền địa phương cũng như người dân tham gia vào hoạt động du lịch luôn phải đảm bảo công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội của từng vùng:

- Tại các di tích lịch sử luôn đảm bảo vệ sinh môi trường, bố trí thùng rác công cộng để du khách và nhân dân đến thăm quan bỏ rác đúng nơi quy định; có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường,

tương ứng với số lượng khách vào thời kỳ cao điểm; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường tại khuôn viên di tích.

- Tại các khu vực, địa điểm có hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh các cá nhân, tổ chức kinh doanh cần phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định, có thùng rác công cộng, tập kết rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan du lịch.

- Riêng đối với di tích, danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân trong khu vực di tích về công tác bảo vệ môi trường, không xâm hại và bảo vệ di tích.

Giải pháp bảo vệ môi trường

Chính quyền địa phương tại các địa điểm du lịch và người dân tham gia hoạt động du lịch cần trú trọng trong việc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường, đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch, giữ được môi trường luôn xanh sạch đẹp, điều này sẽ làm tô lên thêm vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như tạo được những điểm nhấn, để lại những kỷ niệm tốt đẹp đối với khách du lịch khi đến tham quan, đặc biệt là khách quốc tế, họ rất trú trọng trong việc bảo vệ môi trường. Chính vì thế, chính quyền địa phương cũng như người dân cần:

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến những quy tắc ứng xử cho du khách khi tham gia du lịch. Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng tập huấn nâng cao nhận thức về

bảo vệ môi trường phát triển du lịch cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân và cán bộ quản lý trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.

- Tăng cường năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường, kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động du lịch có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như rút giấy phép kinh doanh và phạt hành chính, yêu cầu khắc phục ô nhiễm môi trường.

- Các địa phương tăng cường hoạt động kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải đặc biệt tại các khu vực có ưu thế về phát triển du lịch, siêu thị, trung tâm thương mại, khu dân cư nhằm khuyến khích người tiêu dùng cắt giảm tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa, túi nilon, từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng. Vận động xã hội hóa đầu tư thùng rác công cộng, phân loại rác tại các khu vưc, địa điểm có tiềm năng, thu hút khách du lịch.

KẾT LUẬN

Yên Bái mảnh đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa đã lâu đời. Yên Bái được biết đến với những danh thắng, cảnh quan đẹp tuyệt vời, làm “say lòng” những khách du lịch đã từng đặt chân đến nơi đây. Cùng với đó, Yên Bái còn tự hào có một kho tài nguyên du lịch nhân văn với 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Ngoài ra, khách du lịch đến với Yên Bái không thể không thưởng thức ẩm thực nơi đây, với nhiều hương vị độc đáo nơi núi rừng, những món ăn đặc sản mang đậm nét người dân tộc tại Yên Bái.

Tuy nhiên, Yên Bái nhiều tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch, nhưng du lịch Yên Bái gặp phải những bất cập. Nhân lực làm du lịch không phát triển, một cách chính xác hơn, nhân lực du lịch của Yên Bái rất yếu, không chỉ số lượng và còn cả về chất lượng. Sản phẩm và thương hiệu du lịch chưa được quảng bá rộng rãi, sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu không tạo được điểm nhấn với khách du lịch. Các điểm du lịch được xây dựng hầu như chỉ với quy mô nhỏ, song chất lượng dịch vụ còn kém, chưa đạt chuẩn yêu cầu đối với khách du lịch, đặc biệt với khách quốc tế. Điều này có thể thấy rõ, sự gắn kết giữa cấp lãnh đạo và người dân làm du lịch chưa có sự thống nhất chung về phát triển hướng du lịch.

Để phát triển bền vững ngành du lịch, điều quan trọng chính là sự gắn kết chặt chẽ từ cấp trung ương đến các địa phương, cấp lãnh đạo và toàn dân đồng lòng, đặc biệt người dân Yên Bái. Để người dân có thể hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch, đồng thời đưa ra những điểm sai, điểm thiếu xót mà hiện nay người dân đang thực hiện để phát triển du lịch theo hướng đúng đắn nhất. Mô hình du lịch của Yên Bái hầu hết là tự phát với quy mô nhỏ của gia đình, vì vậy cần phải có những chính sách hỗ trợ trực tiếp, để những mô hình quy mô nhỏ có thể đạt được những yêu cầu của khách du lịch, chú trọng trong vấn đề vệ sinh và môi trường. Không chỉ hỗ trợ cho những điểm du lịch quy mô nhỏ mà Yên Bái cần phải thúc đẩy quy hoạch các điểm du lịch lớn, đẩy mạnh

đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch, và thực hiện tốt công tác bảo tồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch lịch sử. Cụ thể, cần đưa ra những chính sách phù hợp với thực tiễn, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng, đồng thời phải nâng cao cơ sở hạ tầng đặc biệt là nâng cấp hệ thống giao thông các con đường đến với địa điểm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm tuyến du lịch trong đó luôn phải nâng cao lĩnh vực viễn thông. Phát triển du lịch đi đôi với công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường luôn cần được đảm bảo bằng việc nâng cao ý thức cho khách du lịch, người dân địa phương và tăng cường tuyên truyền qua nhiều phương tiện truyền thông…. Luôn đổi mới sáng

tạo trong lĩnh vực quảng bá, xúc tiến để tiếp xúc gần hơn với khách du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời có thể tạo bước đẩy để du lịch Yên Bái thu hút được nhiều nhà đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ATP media (2019), “Cơ hội và thách thức của ngành du lịch”, ytuongkinhdoanh.vn, 21/10/2019

2. Ban Biên Tập (2021), “Du lịch Yên Bái nỗ lực vượt khó”, Cổng thông

tin điện tử Yên Bái, 13/02/2021

3. Ban Biên Tập (2017), “Yên Bái: giàu tiềm năng để phát triển du lịch”, yenbai.gov.vn, 21/08/2017

4. Ban Biên Tập (2019), “Hồ Đầm Hậu- Tiềm năng du lịch sinh thái huyện Trấn Yên”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái,

01/07/2019

5. Ban Biên Tập (2019), “Mường Lò- Vùng đất của những điệu xòe”,

6. Ban Biên Tập (2019), “Vị trí địa lý-địa hình-địa giới của tỉnh Yên Bái”,

Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, 02/08/2019

7. Báo Yên Bái (2017), “Nơi cổng trời Khau Phạ”, yenbai.gov.vn,

04/04/2017

8. Công ty CP Cham Việt Nam và nhóm chuyên gia (2019), “Đề án xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

9. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025,

Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 18/12/2020, Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Yên Bái năm 2021.

10. Đinh Hà Uyên Như (2019), “Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài nguyên du lịch”, Tailuanvan, 27/12/2019

11. Everland (2019), “Yên Bái- Mảnh đất giàu tiềm năng du lịch”,

13. Quang Thiều (2015), “Đầm Vân Hội-nơi nghỉ dưỡng lý tưởng”, Yên

14. Quỳnh Anh (2020), “Khách du lịch là gì? Phân loại khách du lịch”, Thegioivoucher.vn, 16/08/2020

15. Tăng Huỳnh Sĩ (2020). “Tuyến điểm du lịch là gì? Các nhân tố hình thành nên tuyến điểm du lịch”, Trường trung cấp kinh tế- du lịch Hồ Chí Minh, 29/06/2020

16. Thanh Ba (2020), “Ruộng bậc thang Mù Cang Chải- di tích đặc biệt quốc gia”, Yên Bái Online, 28/01/2020

17. Thu Ho (2021), “Ma trận SWOT là gì? Phương pháp phân tích mô hình SWOT”, Fiexmarketing.com, 07/04/2021

18. Tuyết Nhi (2020), “Phương pháp so sánh trong hoạt động kinh doanh”, VietNamBiz, 28/04/2020

19. Vũ Văn Đông (2019), “Phát triển du lịch bền vững là gì”, Hoa Tiêu tri thức, 07/06/2019

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại yên bái (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w