NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT DẠO

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 37 - 38)

Hai huyệt đạo này nằm phía dưới đầu hai nhánh xương sườn thứ 11; ngay vị trí khuỷu tay khi cánh ta duỗi thẳng xuống tiếp xúc với da bụng. Tìm đúng trí chỗ khuỷu tay chạm vào bụng, tức là đã tìm ra trí huyệt đạo. 

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Đối với các triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, vùng lưng căng cứng, cánh tay Và cẳng tay tê mỏi, hư lạnh, trẻ em trớ sữa... sử dụng huyệt đạo này chữa trị rất hiệu quả. Huyệt Chương môn cũng chủ trì các loại bệnh tật thuộc hệ tiêu hóa, nên được ứng dụng vào việc chữa trị các triệụ chứng bệnh như sa dạ dày, đau dạ dày, gan tạng, thận tạng, tuy tạng đau và các triệu chứng khác như bụng ống nước, đau hai bên bụng, đau thần kinh liên sườn.

Thứ 65. HUYỆT NHẬT NGUYỆT

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Nhật” là mặt trời, là ban ngày, còn từ “Nguyệt” biểu thị ban đêm. Nhật nguyệt tức là điều hòa âm dương, là huyệt đạo quan trọng chủ trì các chức năng của cơ thể để duy trì sức khỏe con người. Nó còn có biệt danh là Thần quang.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm bên dưới và hơi xiên bên ngoài huyệt Kỳ môn. Từ buồng tim men theo xương sườn xéo xuống phía dưới, sẽ gặp đầu xương sườn số 9. Hai huyệt Kỳ môn nằm gần sát đầu nhánh xương sườn số 9; lấy đó làm chuẩn để xác định vị trí huyệt đạo Nhật nguyệt. Từ

huyệt Kỳ môn men theo đấu nhánh xương sườn số 9 xuống phía dưới một đoạn ngắn gần một đốt ngón tay, là vị trí của huyệt Nhật nguyệt.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Khi bụng hoặc ngực nóng ran đến nghẹn thở, không nói nên lời, từ bụng đến ngực đau dữ dội, rất khó thở... huyệt đạo này thường được sử dụng để trị liệu. Trường hợp bị viêm túi mật, sỏi mật hoặc vàng da vàng mắt do bệnh gan và các triệu chứng của bệnh tâm thấn phân liệt (thần kinh giác quan), I-stê-ri, trầm uất, nấc cụt... kích thích lên huyệt Nhật nguyệt cũng có hiệu quả cao trong trị liệu.

Thứ 66. HUYỆT KỲ MÔN

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Kỳ” có nghĩa là kỳ duyên, kỳ ngộ; “Môn” biểu thị Môn hộ, nhà cửa. Tên gọi của huyệt Kỳ môn có ý nghĩa là các kinh lạc liên kết các huyệt đạo có liên quan đến cơ năng của cơ thể gặp nhau tại huyệt đạo này và vây quanh vùng ngực giống như một ngôi nhà.

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)