HAI LOẠI NGUYÊN KHÍ TIÊN THIỀN, HẬU THIÊN SẢN CÓ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 66 - 70)

III. HIỆU QỤẢ TRỊ LIỆU

HAI LOẠI NGUYÊN KHÍ TIÊN THIỀN, HẬU THIÊN SẢN CÓ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜ

NGƯỜI

Trong cơ thể con người cái gọi là năng lượng Kinh thủy của khí huyết luôn luôn lưu thông đề duy trì sự sống. Tức là khi mà sự lưu thông những năng lượng ấy hơi bị ngừng trệ thì cơ thể không thể duy trì được sự khỏe mạnh mà sẽ bị đau ốm; cho đến khi sự lưu thông ngưng hẳn thì sự sống cũng châm dứt. Vì thế cái gọi là năng lượng của Kinh thủy hoặc của khi huyết có thể nói là nguồn sinh lực của con người; chỉ khi nào nó lưu thông thuận lợi mới có thể chống chế được cơ năng của Lục tạng lục phủ mà bảo vệ sự khỏe mạnh cho cơ thể con người.

Nguyên khí Hậu thiên tăng cường cho nguyên khí Tiên thiên

Theo học thuyết Đông y cổ đại thì "Khí" có liên quan đến “Khí huyết" được giải thích như sau: Khí phân chia làm 2 loại: "Nguyên khí Tiên thiên" có sẵn trong con người và thiên nhiên; "Nguyên khí Hậu thiên" là khí thu được sau khi sinh ra. "Nguyên khí" (là khí nguyên chất) còn được gọi là khí vốn có. Nguyên khí của Tiên thiên là từ cha mẹ truyền lại cho con cái, nên được cho rằng nó đã được trang bị sẵn chờ khi sinh ra. Sau khi sinh không lâu thì cơ thể thu nhập năng lượng của thiên nhiên để tăng cường cho mình, năng lượng mà cơ thể thu nhập từ thiên nhiên được gọi tà nguyên khí Hậu thiên. Như thế, nguyên khi Tiên thiên có được sự bố trí và tăng cường sức mạnh của nguyên khí Hậu thiên, trở thành năng lượng lưu thông tuần hoàn không ngừng khắp cơ thể để duy trì sức sống cho con người. Ngày nay, người ta thường có những câu nói như "Phát huy khí lực và tăng cường nỗ lực", "Đề xuất nguyên khí", "Thu nhập nguyên khí", trong đó từ “Khí" là chia 2 loại nguyên khí: Tiên thiên và Hậu thiên.

Thứ 112. HUYỆT BÀNG QUANG DU

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo Đông y, Bàng quang chi phủ là huyệt đạo mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể, là huyệt đạo có sự thừa kế kết quả lẫn nhau với huyệt Trung cực nằm dưới rốn 4 đốt ngón tay.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Nằm trên xương cùng và sát bên gờ xương chậu. Hai huyệt này nằm bên ngoài lỗ thứ hai phía sau xương cùng gần một đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này rẩt có hiệu quả trong việc trị liệu triệu chứng ho, đổ mồ hôi trộm do bị cảm cúm, đau nhức lưng và eo, kết cứng bụng dưới ở phụ nữ, chuột rút bắp cẳng chân, phù thũng,

bệnh đau thận, đái tháo đường, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt. Huyệt đạo này là nơi tà khí xâm nhập vào Bàng quang chi phủ nên đặc biệt có hiệu quả trong tri liệu các chứng bệnh của bàng quang, trong đó có bệnh đái dầm ở trẻ em, chứng mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện. Đối với tình trạng phụ nữ dễ bị viêm bàng quang do nửa thân dưới bị hàn lạnh, dùng huyệt Bàng quang du để trị liệu không những khắc phục được chứng hàn lạnh cơ thể mà còn có tác dụng khắc phục các triệu chứng bệnh khác. Riêng các huyệt đạo nằm ở vùng bụng dưới cho đến eo lưng và xương cụt, dùng biện pháp xoa ấm để trị liệu rất hiệu quả, bởi vì do cấu tạo của bộ phận này trong cơ thể nên máu huyết tuần hoàn không thuận lợi, dễ bị nghẽn tắc ứ máu; vì thế xoa ấm lên các vị trí đó sẽ thúc đẩy máu huyết lưu thông thuận lợi, tiêu trừ hàn lạnh, khắc phục chứng đái dầm, viêm bàng quang, đi tiểu đau đớn do nứa yhân dưới bị hàn lạnh gây nên.

Thứ 113. HUYỆT BÀO HOANG

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Bào” có nghĩa là cái bọc đựng con, “tử cung”; còn từ “Hoang” là chỉ huyệt đạo, huyệt. Tên gọi Bào Hoang biểu thị huyệt đạo này có hiệu quả đặc biệt trong trị liệu các chứng bệnh của tử cung.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua xương cùng và nằm bên ngoài ở thứ 2 phía sau xương cùng chừng 3 đốt ngón tay; có cùng cao độ và nằm phía ngoài huyệt Bàng quan du 2 đốt ngón tay. Dùng đầu ngón tay ấn lên huyệt đạo này ra dịch chuyển về hai phía, sẽ cảm thấy mông bị đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này rất có hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh về cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, nhất là các triệu chứng bệnh phụ khoa gây nên, bệnh tử cung... hoặc các triệu chứng chủ yếu của bệnh phụ khoa như: nặng đầu, đau nhức hai vai, vùng eo ê mỏi, trướng bụng dưới, hai chân hàn lạnh... Phương pháp chữa trị các bệnh từ vùng eo lưng đến chân khá hiệu nghiệm là ngâm nửa thân dưới trong nước nóng hoặc ấm, ủ ấm từ eo cho đến chân. Huyệt Bào hoang và các huyệt đạo có hiệu quả trị liệu các chứng bệnh phụ khoa đều nằm trên xương cùng thuộc vùng eo lưng, đó trị liệu bằng phương pháp làm ấm toàn bộ nửa thân dưới, đích thực là phương pháp hữu hiệu. Trước khi thực hiện bấm huyệt hoặc massage, dùng khăn nóng xoa ấm và giữ ấm cho cơ thể, sẽ giúp việc trị liệu càng thêm hiệu quả. Đối với các triệu chứng bệnh phì tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, tiểu đau nhói, tiểu rất khó khăn do sỏi chui vào niệu đạo; đau bụng cấp tính hoặc ăn không tiêu, thương thực, sôi bụng, đau nhức từ bụng đến lưng... kích thích lên huyệt đạo này sẽ có tác dụng tích cực.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Lữ” có ý nghĩa chỉ vị trí mà một bộ phận cơ thể nhô cao hẳn lên, từ “Trung” là chỉ trung tâm cơ thể; vì thế “Trung lữ” có nghĩa là vị trí trung tâm cơ thể mà ở đó có một bộ phận cơ thể nhô cao lên, tức là chỉ dương vật của cơ quan sinh dục nam giới. Còn từ “Du” là chì huyệt đạo mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tập trung xâm nhập vào cơ thể. Như thế tên của huyệt đạo này nói lên niệu đạo của dương vật nam giới chính là nơi tà khí xâm nhập vào cơ thể. Nó còn có biệt danh là Trung lữ nội du.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm ngang và ở ngoài 2 lỗ thứ 3 phía sau xương cùng chừng hơn một đốt ngón tay, thẳng bên dưới huyệt Bàng quang du chừng hai đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Khi mà dương vật hoặc niệu đạo của nam giới có triệu chứng bất thường, áp dụng phương pháp trị liệu đối với các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt hoặc viêm niệu đạo... sẽ khắc phục được sự đau đớn của niệu đạo, bài tiết khó khăn, mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện, nước tiểu nhiều cặn... Để trị liệu chứng liệt dương, kết hợp với việc tác động lên huyệt Đại hách thì hiệu quả càng cao. Đối với các triệu chứng như: đau lưng, đau bụng dưới, chân bị co rút gân (chuột rút) đau đớn, thận hư, đái tháo đường, sốt rét, trướng bụng, viêm bàng quang, xuất huyết đường ruột, viêm niêm mạc trực tràng, đau thần kinh tọa... kích thích lên huyệt đạo này cũng rất hiệu quả.

Thứ 115. HUYỆT HỘI DƯƠNG

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Là một huyệt đạo nằm trong những kinh lạc của các huyệt đạo có quan hệ đến các chức năng của cơ thể; nó được liệt vào Dương tại nơi mà Âm Dương giao thoa trong cơ thể, nên có tên gọi như thế.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đạo này đối xứng qua và cách đuôi xương cụt gần một đốt ngón tay. III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Rất có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng bệnh: phân lẫn máu, trĩ mạn tính, thân thể hư lạnh, kiết lỵ và các triệu chứng của bệnh cơ quan sinh dục nữ. Huyệt Hội dương được mệnh danh là huyệt đạo chuyên trị bệnh trĩ; kết hợp với huyệt Trường cường ở ngay trước đuôi xương cụt, hiệu quả càng cao. Kích thích lên hai huyệt này có tác dụng làm máu huyết xung quanh hậu môn tuần hoàn thông suốt, làm dịu cơn đau trĩ, sử dụng liệu pháp đốt cứu lên huyệt Hội dương rồi sau đó massage nhẹ nhàng vùng mông, hiệu quả rất cao. Đốt cứu lên huyệt Hội

dương để chữa trị bệnh trĩ chỉ giới hạn hiệu quả ở phạm vi trĩ hạch, lòi dom, nứt trĩ mà thôi, còn những tổn thương bên trong của trĩ thì không hiệu quả. 

Thứ 116. HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Trường” là chỉ sự trường cửu, sở trường, là thời gian dài, là thường xuyên; từ “Cường” nghĩa là cường tráng, đặc biệt khỏe mạnh. Vì thế huyệt Trường cường biểu thị nó làm cho thân thể cường tráng, trường sinh.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ở trước đầu mút đuôi xương cụt. Khi nằm sấp dùng đầu ngón tay ấn vào trước đuôi xương cụt sẽ cảm thấy rất đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Trước hết nó là huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt trong trị liệu bệnh trĩ. Trĩ là do các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị ngưng trệ mà tạo nên, trong trường hợp nghiêm trọng tĩnh mạch bị vỡ, xuất huyết. Tác động lên huyệt đạo này làm cho cơ vòng hậu môn thu nhỏ lại, nên mạch máu được nở to ra, giúp cho máu huyết lưu thông thông suốt, khắc phục được hiện tượng máu ngưng trệ, ứ đọng. Nếu kích thích nhiệt bằng cách đốt cứu lên huyệt đạo này, hiệu quả lại càng cao. Bình thường mỗi lần đốt cứu cần từ 3 đến 5 mồi cứu trong trường hợp này cần ít nhất từ 10 đến 15 mồi mới đạt hiệu quả, nhất là với các loại trĩ hạch, lòi dom, trĩ nội. Kết hợp với việc kích thích lên huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, hiệu quả càng cao. Ngoài ra ai đối với các triệu chứng từ lưng đến eo trơ cứng đau nhức, táo bón, trẻ em bị cảc chứng thần kinh như kinh phong, co giật... tác động lên huyệt đạo này cũng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)