Loại tà khí là nguyên nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 79 - 93)

III. HIỆU QỤẢ TRỊ LIỆU

7 loại tà khí là nguyên nhân gây bệnh

Đối với nguyên nhân của bệnh thì Đông y cho rằng tà khí là nhân tố. "Tà" biểu thị sự tà ác, còn "Khí" là chi khí huyết. Tức là quan niệm rằng vì tà khí xâm nhập vào trong cơ thể nên mới phát sinh ra bệnh tật. Các chủng loại của tà khí phối hợp với các hiện tượng của tự nhiên, có thể phân làm 7 loại như: tà khí Hàm, tà khí Thử, tà khí Phong, tà khí Thấp, tà khí Nhiệt, tà khí Táo, tà khí Hỏa. Ví dụ cái gọi là tà khí Phong của Phong tà, xâm nhập vào cơ thể tại huyệt đạo Phong môn, làm cho con người bị cảm mạo. Tà khi ấy dần dần tích tụ tại Phong trì, rồi tập trung tại huyệt Phong phủ ở phía sau đầu, làm cho cảm mạo càng trở nên nặng thêm, ác tính hóa. Từ đó suy ra mỏi khi tà khí xâm nhập vào cơ thể, nó đi theo sự lưu thông của khí và lưu lượng của năng lượng, lặng lẽ tuần hoàn khắp thân thể con người, chỉ cần sự lưu thông bị trắc trở thì tà khí sẽ từ từ tích tụ lại. Theo học thuyết Đông y thì Kinh lạc của những con đường lưu thông của năng lượng là nơi mà tà khí phân tán khắp nơi dễ dàng tích tụ lại, những vị trí đó được gọi là huyệt đạo (kinh huyệt). Vì thể trị liệu huyệt đạo tức là làm tiêu trừ hoặc phân tán tà khí tích tụ tại huyệt đạo, là xúc tiến các phương pháp trị liệu các loại bệnh tật, phục hồi và cải thiện tình hình sức khỏe.

Thứ 133. HUYỆT THIÊN TỈNH

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Thiên” chỉ phần trên của cơ thể, ở trường hợp này là nửa thân hình phía trên rốn; từ “Tỉnh” là chỉ nguồn, giếng...; do đó tên của huyệt đạo này biểu thị vị trí của nó là nơi mà năng lượng tuôn ra nối liền với nửa phần trên cơ thể.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Khi co cẳng tay lên, bên trên chính giữa nếp nhăn khuỷu tay trong chừng một đốt ngón tay có một chỗ hơi lõm, nơi đó chính là huyệt Thiên tỉnh.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này rất hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng bệnh từ phía dưới cổ gắn liền với vai cho đến cánh tay trên, nhất là triệu chứng đau nhức vai của người cao tuổi và các bệnh đau cổ vai, cánh tay. Huyệt đạo này được vận dụng linh hoạt trong chữa trị các chứng đau nhức cánh tay trên đoạn từ khuỷu tay lên đến vai, viêm khớp khuỷu tay, đau nhức cổ, đau yết hầu, đau đầu, ngạt mũi, ho, nghẹt thở, đau ngực, đau lưng, đau đuôi mắt... Ngoài ra với các triệu

chứng sung huyết đầu, kinh sợ mà tim đập quá nhanh, co giật gân, nói khó khăn, phong thấp, nặng tai, biếng ăn... tác động lên nó cũng rất hiệu quả. 

Thứ 134. HUYỆT KHÚC TRÌ

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Khúc” có nghĩa là quanh co, khúc khuỷu, từ “Trì” có nghĩa là ao hồ, nơi tồn trữ. Tên của huyệt đạo biểu thị nó nằm ở vị trí khuỷu cong của cả cánh tay, nơi ấy giống như một cái ao dễ dàng tích tụ tà khí (nguyên nhân gây bệnh).

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Khi co cẳng tay, khuỷu tay trong hình thành một nếp nhăn chạy ngang; huyệt Khúc trì nằm cuối nếp nhăn ấy về phía ngón tay cái tức là nằm giữa khớp xương cánh tay và đầu xương cẳng tay về phía ngón tay cái. Khi co khuỷu tay thì mặt bên của nó hình thành một chỗ lõm, ấn lên chỗ đó sẽ cảm thấy đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt Khúc trì là huyệt đạo quan trọng để phán đoán tác dụng của các chức năng Đại tràng có được chính thường không. Do nó là nơi tà khí dễ tích tụ cho nên chỉ cần làm cho tà khí lưu thông thuận lợi là có thể tiêu trừ tà khí trong Đại tràng, phát huy tác dụng cao trong trị liệu bệnh kiết lỵ và táo bón. Phạm vi ứng dụng của huyệt đạo này rất rộng, đối với các triệu chứng bệnh đau võng cầu khớp, từ vai cho đến cánh tay đau nhức hoặc nặng nề, vẹo cột sống cổ, cánh tay tê liệt, bán thân bất toại do mạch máu não bị tác nghẽn, bị trúng gió, nghẹn thở, xung quanh ngực đau nhức, đau đầu, nặng đầu, sa dạ dày, nhão dạ dày, bệnh nggoài da, đái tháo đường, ngay cả các triệu chứng thân thể hàn lạnh, trục trặc sinh lý nữ... tác động lên huyệt đạo này đều có hiệu quả trị liệu cao.

Thứ 135. HUYỆT THỦ TAM LÝ

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Tam” có nghĩa là con số 3, theo Đông y là “Thiên chi số” tức là con số của vận may, tốt đẹp (hạnh vận). Tách chữ “Lý” của tiếng Hán thành ra 2 chữ “Điền” và Thổ”; vì thê “Tam lý” có hiệu quả trong việc trị liệu các chứng bệnh của Vị Tràng. Thủ tam lý biểu thị vị trí của nó cách xa huyệt Ôn lưu “tam lý” (tức khoảng đốt ngón tay), thể hiện mối quan hệ mật thiết của huyệt đạo này với Vị Tràng.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm về phía ngón tay cái trên cánh tay. Để ngửa bàn tay, chia đường thẳng nối từ khuỷu tay trong đến điểm gồ lên của gốc ngón tay cái làm 5 phần, huyệt Thủ tam lý cách khuỷu tay trong 1/5 đường thẳng ấy. Ấn lên vị trí đó sẽ cảm thấy sự đau đớn lan truyền

đến ngón tay giữa.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Đây là huyệt đạo không chỉ có hiệu quả cao trong việc trị liệu các triệu chứng của bênh dạ dày và đường ruột mà ngay từ xưa đã được dùng để trị liệu nhọt, nhất là với các khối u lành tính, mà còn cả với những khi bị nổi sởi trên mặt, mụn dậy thì, da nổi mẩn ngứa... Huyệt đạo này cũng rất hiệu quả trong trị liệu bệnh đau răng và đau chân răng, đau võng cầu khuỷu, đau thần kinh cánh tay, tay và khuỷu tay, da mặt tê dại, nấc cụt do yếu dạ dày, co thắt dạ dày làm cho ngực nóng ran, sưng cuống họng, viêm tuyến amiđan, kiết lỵ, đái tháo đường. Huyệt đạo này còn có biệt danh là Quỷ tà, những huyệt đạo có chữ “Quỷ” trong tên gọi vốn được cho là rất hiệu quả trong việc chế ngự các bệnh thần kinh, do đó nó được sử dụng để trấn tĩnh tinh thần.

Thứ 136. HUYỆT KHỔNG TỐI

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Khổng” chỉ huyệt, tức là huyệt đạo; “Tối” có nghĩa là số một, đệ nhất, tối cao. Theo đó, khi Phế kinh có triệu chứng gì thì tà khí (nguyên nhân gây bệnh) dễ tập trung nhất tại nơi này; tức là có hiệu quả cao trong việc trị liệu các chứng bệnh hệ hô hấp.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để ngửa bàn tay, khẽ co cẳng tay lại, ngay tại khuỷu tay trong sẽ hình thành một vết lõm hình tròn nhỏ; từ vị trí đó lần thẳng xuống phía dưới cẳng tay chừng 3 đốt ngón tay chính là huyệt Khổng tối. Nếu chia khoảng cách từ nếp nhăn cổ tay trong tới nếp nhăn chạy ngang tại khuỷu tay trong ra làm 10 phần, thì vị trí của huyệt đạo nằm trên cẳng tay, cách nếp nhăn cổ tay trong chừng 7/10 khoảng cách ấy; ấn lên huyệt đạo ấy sẽ cảm thấy khá đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu những triệu chứng từ cảm giác khó chịu cho đến bệnh lao phổi, hoặc đau đớn, phản ứng quá mẫn cảm... của bệnh hệ hô hấp. Đối với các triệu chứng khác của bệnh hệ hô hấp như viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, sưng phổi, ho, đột ngột nổi cơn ho liên tục hoặc viêm màng cơ hoành cách... ấn lên huyệt đạo này có thể khắc phục được. Kích thích lên huyệt đạo này sẽ có hiệu quả cao trong trị liệu các triệu chứng ho long đờm, khạc ra máu, sưng cuống họng, ngạt mũi, hư lạnh cẳng tay, đau khớp khuỷu tay, đau răng, sốt không ra mồ hôi... và cũng rất hiệu quả trong trị liệu bệnh trĩ, lòi dom, trực tràng thoát vị, rụng tóc, rụng tóc từng chòm tròn...

Thứ 137. HUYỆT KHÍCH MÔN

Từ “Khích” có nghĩa là kẻ hở, khe hở; từ “Môn” có nghĩa là cửa ra vào. Tức là khe hở giữa thịt và xương chính là nơi mà tà khí (nguyên nhận gây bệnh) ra vào.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ngay chính giữa cẳng tay trong. Khi cong khuỷu tay lại thì giữa khuỷu tay nổi lên một thớ gân cứng, huyệt Khích môn nằm chính giữa đường nối từ thớ gân đó cho đến điểm giữa cổ tay trong; cách cổ tay chừng 5 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu đối với chứng đau nhức, tê bại tay, đau thần kinh, đau cánh tay hoặc khuỷu tay và cột sống cổ bị vẹo. Kích thích lên huyệt Khích môn có thể chế ngự được sự hưng phấn thái quá của hệ thần kinh trung ương, vì thế nó có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng của tim và huyết quản do thần kinh chi phối; đối với chứng chảy máu cam, nôn ra máu, quá hốt hoảng lo sợ... tác động lên huyệt Khích môn có thể làm cho thần kinh ổn định trở lại. Huyệt này đặc biệt có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh tim như tim đập quá nhanh, bồn chồn lo lắng, nghẹn thở, hen suyễn, đau tủc ngực. Khi tim có biểu hiện khó chịu, ấn lên huyệt đạo này từ 3 - 5 giây, ngưng 1-2 giây, rồi lại tiếp tục ấn huyệt như thế nhiều lần, có thể khắc phục được bệnh. Huyệt đạo này cũng còn được sử dụng để chữa trị các chứng đau dạ dày, huyết áp thấp, vẹo đốt sống cổ. 

Thứ 138. HUYỆT NỘI QUAN

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Nội” có nghĩa là nội bộ, là bên trong, “Quan” biểu thị sự đóng lại, chốt lại; do đó huyệt đạo này biểu thị nó nằm phía bên trong cẳng tay; là nơi ngăn cản sự tuần hoàn Kinh lạc năng lượng của các huyệt đạo có liên quan đến cơ quan chức năng của cơ thể. Là huyệt đạo đối ứng của huyệt Ngoại quan nằm trên cẳng tay ngoài phía mu bàn tay.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để ngửa bàn tay, uốn cong cổ tay, dùng đầu ngón tay sờ lên cẳng tay trong sẽ nhận thấy có hai thớ cơ ở giữa cẳng tay; huyệt Nội quan nằm giữa hai thớ cơ ấy và rách lằn cổ tay trong chừng 2 đốt ngón tay. Ấn lên vị trí ấy sẽ cảm thấy đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Đặc biệt hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh về tim và các triệu chứng bệnh viêm dạ dày mạn tính, mất ngủ, nóng nảy bồn chồn, I-stê-ri, nấc cụt, sung huyết mắt, đau buồng tim, tay và cánh tay tê dại đau nhức, đau dây thần kinh... Nó còn được sử dụng để chữa trị bệnh sỏi túi mật, đau răng, đái tháo đường hoặc áp luyết thấp làm cho thân thể mỏi mệt uể oải. Gần đây giới chuyên môn ngày càng hay dùng phương pháp châm điện với tần số thấp lên huyệt đạo

này để trị liệu các triệu chứng bệnh của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

Thứ 139. HUYỆT LIỆT KHUYẾT

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Liệt” biểu thị tư thế quân đội hoặc binh sĩ đang đi nghiêm; “Khuyết” biểu thị sự khiếm khuyết, thiếu sót, ngày trước thì hoàn chỉnh nhưng hiện nay thì thiếu đi một bộ phận nào đó. Tên gọi của huyệt đạo này biểu thị nó là nơi phân chia các kinh lạc mà năng lượng có liên quan đến chức năng phổi lưu thông.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để ngửa bàn tay, vị trí nằm trên cẳng tay về phía ngón tay cái, cách lằn ngang cổ tay trong chừng 2 đốt ngón tay, chính là huyệt đạo Liệt khuyết, dùng ngón tay ấn lên nơi ấy sẽ nhận thấy nhịp đập của động mạch.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có hiệu quả trong trị liệu đối với các triệu chứng bệnh ho, sởi, viêm phế quản mãn tính, đau đầu, các bệnh về mũi, lạnh hư vùng lưng và ngực dẫn đến nghẹn thở, mặt hoặc cánh tay tê dại đau đớn, bán thân bất toại, bàn tay nóng rực... sử dụng biện pháp Tả huyết (lấy một lượng máu nhất định từ thân thể người bệnh) đối với huyệt đạo này để trị liệu, hiệu quả đặc biệt cao.

Thứ 140. HUYỆT ÂM KHÍCH

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Âm” có nghĩ là Âm Dương, ý muốn nói phía bên trong tay, "Khích” chỉ khe hở, tức là chỗ có khe hở. Tên của huyệt đạo này muốn nói lên nó là khe hở giữa xương và thịt mà ở đó xuất hiện rất nhiều dây thần kinh trong gân; vì thế huyệt đạo này rất thích hợp để kích thích chữa bệnh.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để ngửa bàn tay, tại lằn cổ tay trong về phía ngón tay út sẽ sờ thấy mẩu xương có hình hạt đậu, cách vị trí đó chừng nửa đốt ngón tay trên cánh tay là vị trí của huyệt đạo.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Đây là nơi Kinh thủy tuần hoàn của tim và năng lượng của cơ thể lưu thông dễ bị ách tác hoặc tích tụ, vì thế kích thích lên huyệt đạo này bằng các phương pháp châm, cứu, day ấn huyệt, sẽ làm cho Kinh thủy thông suốt, có hiệu quả cao trong trị liệu các triệu chứng của hệ tuần hoàn mà đặc biệt là của buồng tim, kể cả đối với các triệu chứng bệnh cấp tính. Khi có hiện tượng đau thắt tim, kích thích lên huyệt đạo này sẽ khắc phục được cũng giống như đối với

các trường hợp tim đập quá nhanh, hồi hộp lo lắng, nghẹn thở. Đối với chứng đau buồng tim, ngạt mũi, nhức mỏi mắt, trẻ em co giật, đau cánh tay về phía ngón tay út, sung huyết đầu do máu huyết tuần hoàn không tốt, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, nôn ra máu... huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị.

Thứ 141. HUYỆT ÔN LƯU

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Ôn” có nghĩa là ôn hòa, hòa hoãn, "Lưu” biểu thị sự tích tổn; tên huyệt đạo biểu thị ý nghĩa làm cho sự tích tổn của kinh thủy (sự lưu thông của năng lượng) càng thêm hòa hoãn. Nhiệt bệnh là chí triệu chứng tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tích tồn tại huyệt đạo này. Huyệt đạo này còn được gọi là Xà đầu, là vì khi bắt tay mạnh thì từ khuỷu tay đến gần huyệt đạo này có hiện tượng cơ bắp nổi hẳn lên giống như đầu của con rắn; nên mới có tên như vậy.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để mu bàn tay lên trên và vặn qua lại, huyệt đạo nằm trên cẳng tay ngoài về phía ngón tay cái và ở giữa khoảng cách khuỷu tay với cổ tay, gần cổ tay hơn huyệt Thủ tam lý chừng 3 đốt ngón tay; ấn lên vị trí ấy sẽ cảm thấy đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này rất hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng đau cơ bắp tay, chân, đau dây thần kinh, đau từ bả vai đến khuỷu tay hoặc vùng lưng căng cứng, đau nhức, bán thân tê liệt, sưng cổ họng, đau răng, trĩ, viêm xoang miệng, chảy máu cam, cơ mặt tê dại... Huyệt đạo này đặc biệt hiệu quả trong trị liệu triệu chứng phát sốt, kiết lỵ, nhiệt nóng trong người do viêm niêm mạc ruột cấp tính gây nên.

Thứ 142. HUYỆT NGOẠI QUAN

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Ngoại” có nghiã là ở bên ngoài, phía ngài; còn “Quan” chỉ sự đóng lại, chốt chặn lại. Từ đó có thể nhận thấy tên của huyệt đạo này thể hiện sự lưu thông năng lượng của các kinh lạc liên quan đến các cơ năng của cơ thể bị trở ngại ngay tại vị trí của huyệt đạo này nằm trên cẳng tay ngoài (về phía mu bàn tay).

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để mu bàn tay lên trên, vị trí nằm trên cẳng tay cách điểm giữa nếp nhăn cổ tay ngoài chừng 2 đốt ngón tay, chính là huyệt Ngoại quan.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

ra ngoài) và các triệu chứng tay chân tê bại đau đớn, bán thân bất toại do bị trúng gió. Đối với các triệu chứng như: các ngón tay đau đến mức không cầm nắm được đồ vật, đau nhức cẳng

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 79 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)