MỤC ĐÍCH CHÍNH XÁC CỦA VIỆC SỬ DỤNG LIỆU PHÁP HUYỆT ĐẠO

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 115 - 120)

II. NHẬN BIẾT VỊ TRỊ HUYỆT ĐẠO

MỤC ĐÍCH CHÍNH XÁC CỦA VIỆC SỬ DỤNG LIỆU PHÁP HUYỆT ĐẠO

"Liệu pháp huyệt đạo" ra đời từ những khái niệm của học thuyết Đông y và lịch sử lâu đời của những kinh nghiệm lâm sàng, nhất thiết phải được thực hành dưới những tri thức chính xác thì mới có kết quả. Căn cứ vào rất nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tạng phủ và kinh lạc, cho thấy rằng: đối với một loại bệnh hoặc triệu chứng bệnh nào thì phải dùng đúng loại huyệt đạo đó mới đạt đuợc kết quả. Hiện nay mỗi một huyệt đạo đều đã được nghiên cúu hết sức rõ ràng, vì thế việc lý giải chúng một cách chính xác mới chỉ là bước thứ nhất của liệu pháp huyệt đạo.

Không thể chỉ kích thích duy nhất lên một huyệt đạo nào đó mà có thể trị liệu được tất cả bệnh tật hoặc triệu chứng bệnh tật. Cũng không thể tồn tại một huyệt đạo chỉ để sử dụng đối với một loại bệnh hoặc triệu chứng bệnh mà không có hiệu quả đối với những loại bệnh hoặc triệu chứng bệnh khác. Một số huyệt đạo phải tương thừa tác dụng của nhau thì mới phát huy được hiệu quả, hoặc cũng không thể có việc kích thích lên một huyệt đạo mà không hề liên quan gì đến nơi bị đau, mà nó nhất thiết phải liên kết với kinh lọc thì mới phát huy được hiệu quả. Đó chính là sự thâm thúy, sâu sắc của liệu pháp huyệt đạo.

Ví dụ: trong khi tiến hành các biện pháp trị liệu, có lúc các huyệt đạo ở lưng thì thả lỏng, nhưng lại khẩn trương bấm các huyệt ở eo; tuy thế, tất cả các huyệt đạo đều được tương thừa tác dụng.

Hơn nữa, có những trường hợp người ta liệt kê ra nhiều huyệt đạo có hiệu quả trong phương pháp trị liệu đối với một loại bệnh hoạc triệu chứng bệnh nào đó. Nhưng như thế không có nghĩa là nhất thiết phải trị liệu lên tất cả các huyệt đạo này mới có hiệu quả, mà phải lựa chọn chính xác những huyệt đạo phản ứng nhất vơi bệnh tật, tiến hành biện pháp trị liệu thích hợp với từng huyệt một, đó mới là điều cốt yếu. Khi tác động lên huyệt đạo, tức là làm cho huyệt đạo bị đè nén đau đớn hoặc bị kích thích, nhưng chỉ một thoáng sau, nó lại làm cho bản thân người bệnh cảm thấy hết sức khoan khoái dễ chịu vì sự kích thích ấy; làm được như thế mới là điều quan trọng nhất.

Có được nhận thức chính xác đương nhiên là quan trọng, nhưng trong liệu pháp huyệt đạo, với trình độ kiến thức tương đồng, thì lại phải xem xét đến sự khác biệt và đặc tính trong phương pháp trị liệu của mỗi một cá nhân. 

Thứ 195. HUYỆT THƯƠNG KHÂU

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Thương” có ý nghĩa mua bán, là hướng Tây, là mùa thu; trong Đông y nó chỉ Phế (phổi) trong ngũ tạng. "Khâu” có nghĩa là đồi núi, hình chỗ thấp nhất nằm giữa bốn bề cao, là tụ tập, cao... Trong trường hợp này, nếu gọi mát cá chân trong là "Khâu”, thì huyệt đạo nằm bên cạnh nó được lấy tên là "Thương khâu” để biểu thị.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ở chỗ lõm phía trước và bên dưới mắt cá chân trong. III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có hiệu quả đặc biệt trong chữa trị các triệu chứng bệnh của Tỳ (tụy) và Phê (phổi), bao gồm cả: viêm màng ngực (cơ hoành cách), rối loạn thần kinh giác quan, đau buồng tim, dạ dày suy nhược, nhão dạ dày, sa dạ dày, bệnh phụ khoa, ho, sắc mặt tái xanh do cơ thể quá suy kiệt... Ngoài ra, khi gặp các triệu chứng như: đại tràng bị bệnh nên dù mắc đi cầu nhưng phân không ra, gây nên chứng sôi bụng, trướng bụng cấp tính trầm trọng..., tác động lên huyệt Thương khâu sẽ khắc phục được. Đối với hiện tượng trẻ em co giật, buồn nôn, đầy bụng biếng ăn, đau đầu, nặng đầu, toàn thân uể oải, mỏi mệt... cũng thường dùng huyệt đạo này để trị liệu. 

Thứ 196. HUYỆT CHIÊU HÀI

"Chiếu" có nghĩa là chiếu sáng, là ánh sáng mặt trời, là sáng sủa, quang huy; từ "Hải" biểu thị nơi mà sự vật đêu tập trung ở đó; tức là khi cơ thể bất bình thường thì tà khí (nguyên nhân gây bệnh) rõ ràng là tập trung tại đó.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ở chỗ lõm phía bên dưới mép thấp nhất của mắt cá chân trong chừng một đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này đặc biệt hiệu quả trong việc chữa trị bệnh phụ khoa nhất là đối với triệu chứng kinh nguyệt không đều và những triệu chứng do bệnh kinh nguyệt gây nên. Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong chữa trị các triệu chứng tính khí thất thường, tình cảm u uất do thần kinh không ổn định gây nên, khô cổ khát nước, đau lưng, trướng bụng dưới, chân tay uể oải mỏi mệt, bồn chồn buồn bã trong người, cơ thể khó chịu, buồn nôn, viêm khớp xương chân, hư lạnh chi dưới, táo bón, viêm amiđan khi kinh nguyệt không đều sẽ gây nên các triệu chứng bệnh phụ nữ như nổi giận hoặc quá nóng nảy bức xúc trước những sự việc rất nhỏ nhặt; khi gặp trường hợp ấy kích thích lên huyệt Chiếu hải sẽ chế ngự được. Không những thế, nó còn có khả năng chữa trị chứng vị trí tử cung khác thường. Để khắc phục triệu chứng đôi chân nặng nề uể oải, đau ê ẩm... kích thích lên huyệt Chiếu hải kết hợp với huyệt Dũng tuyền và huyệt Thái khê sẽ có hiệu quả tích cực.

Thứ 197. HUYỆT CHÍ ÂM

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Chí” có nghĩa là đến, đến nơi, cuối cùng, tối đa; “Âm” có nghĩa là Tiểu âm (ngón út); “Chí âm” tức là huyệt đạo đến vị trí cuối cùng của chân là Tiểu âm (ngón chân út).

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm sát mé ngoài gốc móng ngón chân út. III. HIỆU QỤẢ TRỊ LIỆU

Với các triệu chứng chi dưới nóng ran hoặc hàn lạnh, vị trí thai nhi dị thường, đẻ khó, đau đầu, nặng đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ngực và một bên bụng đau, tiểu tiện khó khăn, liệt dương, đái dầm, táo bón, đau nhức vai; nhất là đối với các triệu chứng bệnh hệ tiết niệu, huyệt đạo này rất có hiệu quả trong trị liệu. Khi chức năng thận suy yếu ngón chân út sẽ bị tê cứng, xoa bóp lên đó sẽ cảm thấy rất đau đớn; tiến hành massage cẩn thận tỉ mỉ lên vùng huyệt Chí âm trên ngón chân út, sẽ nâng cao chức năng thận, khắc phục tình trạng trên.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Nội” chi nội bộ, bên trong, nội thất, tồn tại; từ “Đình” có nghĩa là đình viện, nơi ở, đại sảnh. Đối ứng với huyệt Nội đình trên mu bàn chân thì có huyệt Lý nội đình nằm dưới lòng bàn chân.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Bẻ gập ngón chân thứ hai xuống dưới lòng bàn chân, điểm tiếp xúc giữa đầu ngón chân thứ hai với lòng bàn chân chính là vị trí huyệt Lý nội đình. Huyệt đạo này có thể hình dung là nằm phía trong và bên dưới của huyệt Nội đình.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Rất có hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa mà đặc biệt là bệnh đau dạ dày, kiết lỵ, ngộ độc thực phẩm.

Thứ 199. HUYỆT NỘI DŨNG TUYỀN

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Huyệt đạo này gần phía trong hơn huyệt Dũng tuyền nên gọi là Nội dũng tuyền. II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này thuộc về nửa trước của lòng bàn chân. Khi co mạnh cả 5 ngón chân thì dưới lòng bàn chân xuất hiện một chỗ lõm; huyệt Nội dũng tuyên nằm tại chỗ lõm ấy nhưng hơi lệch về phía dưới ngón chân cái. Nếu dựa vào chỗ gồ lên dưới gốc ngón chân cái ở lòng bàn chân để làm tiêu chuẩn thì huyệt đạo này nằm về phía gót trước của gân bàn chần.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này thường được dùng để trị liệu bệnh cao huyết áp bằng cách dùng nắm đấm luân phiên gõ nhẹ lên hai bên huyệt Nội dũng tuyền độ 100 lần, sẽ làm giảm huyết áp. Ngoài ra kích thích lên huyệt Dũng tuyền ở bên cạnh nó kết hợp với massage cả lòng bàn chân sẽ tiêu trừ được sự nhức mỏi ê ẩm của toàn thân.

Thứ 200. HUYỆT DŨNG TUYỀN

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Do huyệt đạo này như dòng suối mà năng lượng sinh tốn vốn có (nguyên khí tiên thiên) của con người trước khi sinh ra trào lên nên nó được đặt tên là Dũng tuyền. Đông y cho rằng những năng lượng ấy tuôn ra từ huyệt đạo này mà tuần hoàn khắp cơ thể.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

chân lại, phía dưới gốc các ngón chân sẽ xuất hiện một chỗ lõm, dựa theo hình chữ nhăn được tạo thành từ hai bờ chỗ lõm phía dưới gốc hai ngón chân thứ hai và thứ ba (kể từ ngón cái), sẽ xác định được vị trí của huyệt Dũng tuyền nằm giữa chỗ lõm ấy.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này rất hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh, đồng thời lại sẵn có khả năng điều chỉnh các chức năng, tăng cường sinh lực và thể lực cho cơ thể. Khi cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức, massage tỉ mỉ lên huyệt đạo này sẽ hổi phục được sức khỏe và sự sảng khoái cho tinh thần; khi tinh thần bị xao động mạnh, tác động lên huyệt Dũng tuyền sẽ làm cho tinh thần ổn định lại; ngay cả khi thần kinh quá hưng phấn, kích động, mất ngủ do bị stress, tác động lên nó cũng đạt được kết quả tích cực. Ngoài ra, huyệt đạo này cũng rất có hiệu quả trong trị liệu chứng tim đập quá nhanh, quá kích động, I-stê-ri bóng (người bị lên cơn I-stê-ri luôn luôn cảm thấy những vật hình tròn như quả bóng không ngừng chạy lên chạy xuống trong ngực mình), đau cổ họng và các triệu chứng của bệnh phụ khoa, lưng, bụng dưới, chi dưới hư lạnh, đau nhức; sung huyết đầu... Kích thích lên huyệt Dũng tuyền có thể điều chỉnh máu huyết lưu thông tuần hoàn, nên có tác dụng khắc phục tình trạng cơ thể hư lạnh, sung huyết trên đầu do các loại bệnh tật gây nên, chính vì thế mà huyệt đạo này thường được dùng chữa trị chứng hư lạnh và sung huyết trên đầu của bệnh cao huyết áp.

MỤC LỤC

PHẦN A.

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)