KINH CHÍNH KINH VÀ 8 MẠCH KỲ KINH

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 47 - 49)

II. NHẬN BIỂT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

12 KINH CHÍNH KINH VÀ 8 MẠCH KỲ KINH

12 kinh lạc. Đó là khái niệm vô cùng quan trọng để triển khai liệu pháp huyệt đạo theo tư duy của học thuyết Đông y. Nếu năng lượng có thể tuần hoàn thuận lợi trong các kinh lạc của cơ thể, thì cơ thể con người được khỏe mạnh. Nhưng nếu năng lượng không duy trì được mức độ chính thường (quá nhiều hoặc không đây đủ) thì cơ thể không thể khỏe mạnh được. Do đó mà xuất hiện công năng của một loại đường đi riêng nhằm bổ trợ cho sự quá thừa hoặc quá thiếu năng lượng; đó là tám mạch: Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương kiêu mạch, Âm kiêu mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Đới mạch, Xung mạch để đối ứng với 12 mạch chính kinh, được gọi là “Bát mạch kỳ kinh". Trong số các mạch lạc nay thì Nhâm mạch chạy dọc chính giữa một trước thân thể từ hàm dưới cho đến bụng; còn Đốc mạch thì chạy dọc theo chính giữa lưng ở phía sau thân thể. Nhâm mạch và Đốc mạch được cho là có chức năng điều chỉnh hệ thống tuần hoàn để tránh năng lượng lưu thông không đủ hoặc quá nhiều; cho nên được đặc biệt coi trọng. Cũng vì thế mà rút Nhâm mạch và Đốc mạch trong 8 mạch kỳ kinh để gia nhập vào 12 kinh chính kinh mà gọi thành 14 kinh, chứng tỏ sự coi trọng đặc biệt đối với chung. Dọc theo những kinh lạc ấy các “Huyệt đạo" mà Đông y dùng để trị liệu được phân bổ trên toàn cơ thể và đánh số chúng cũng tương tự số ngay trong 12 tháng của một năm, tức là có toàn bộ 360 mấy huyệt. 

Thứ 82. HUYỆT KHÍ XUNG

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

"Khí" tức là khí trong khí huyết; từ "Xung" thì nơi tiếp xúc được mạch đập. Những huyệt đạo mà khi sờ trên mặt da vẫn cảm giác được nhịp đập của tim (mạch đập) thì đều có thêm chữ "Xung", tức là cho cảm giác khí huyết hoạt động, mà nơi đó là khởi điểm của Xung mạch.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đạo này nằm giữa hai khe háng, nơi có thể sờ thấy nhịp đập của động mạch đùi; được gọi là Xung môn. Huyệt Khí xung nằm giữa khoảng cách của huyệt Xung môn với gốc cơ quan sinh dục nam.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có tác dụng chữa trị các triệu chứng bệnh hệ thống sinh dục cả nam lẫn nữ như các chứng bệnh đau niêm mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm bên trên tinh hoàn, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt đau. Đối với các triệu chứng hàn lạnh, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm cầu thận do bệnh đường tiết niệu gây nên; viêm phúc mạc, bụng báng, đau thần kinh háng... cũng rất có hiệu quả trong chữa trị. Các triệu chứng như trướng bụng, nóng ran đau nhức trong bụng, sưng bìu dái, đau nhức bìu do hàn lạnh và ngay cả với trường hợp khó sinh huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)