QUAN HỆ GIỮA TẠNG PHỦ VỚI KINH LẠC GIỐNG NHƯ QUAN HỆ GIỮA VÒI NƯỚC VỚI ỐNG NƯỚC

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 105 - 110)

III. HIỆU QỤẢ TRỊ LIỆU

Phần 6 CÁC HUYỆT ĐẠO Ở CHÂN

QUAN HỆ GIỮA TẠNG PHỦ VỚI KINH LẠC GIỐNG NHƯ QUAN HỆ GIỮA VÒI NƯỚC VỚI ỐNG NƯỚC

VỚI ỐNG NƯỚC

Kinh lạc chủ yếu liên kết Lục tạng lục phủ tuần hoàn khắp cơ thể con người là 12 chính kinh cộng với Nhâm mạch và Đốc mạch, tổng cộng là 14 kinh. Đây là những con đường đế khí huyết lưu thông khắp cơ thể, tức là Kinh thủy của năng lượng, đồng thời cũng là đường đi của các huyệt đạo. Nói một cách chính xác, huyệt đạo là kinh huyệt, nhưng thực ra thì trong thân thể không hề có huyệt mà chỉ có sự biều hiện những vị trí trọng yếu của kinh lạc mà thôi. Có thề giải thích điều đó bằng quan niệm cho rằng những vị trị trọng yếu ấy chính là những chỗ mà sự lưu thông của năng lượng bị ngưng trệ hoặc phát sinh các loại phản ứng. Muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa kinh lạc với huyệt đạo một cách dễ dàng, thì hãy coi tạng phủ như những chiếc vòi nước, còn kinh lạc là đường ống nước nối các vòi nước ấy với nhau. Dòng nước tử vòi nước cháy mạnh ra, nếu đường ống nước không gặp trục trặc, sự cố khác thường thì dòng nước vẫn tiếp tục chảy mạnh như thế. Nhưng nếu có một chỗ nào đó của đường ống bị đè bẹp xuống rồi

lại được to ra như cũ thì sẽ xảy ra hiện tượng sức nước bị yếu hẳn đi, chảy không thông nữa rồi lại đột ngột phun mạnh ra. Coi sự lưu thông ấy của nước như là sự lưu thông của khi huyết hoặc kinh thuỷ năng lượng của cơ thể; nó cũng bị ép bẹp xuống rồi buông ra tương tự như xảy ra với một huyệt đạo. Vì thế, sự bất thường trong cơ thể sẽ làm nảy sinh sự biến đổi của sức nước, khi ấy tự nhiên tại huyệt đạo sẽ sinh ra sự phản ứng; từ đó, có thể nói ngược lại rằng: để loại bỏ sự dị thường trong cơ thể thì chỉ cần kích thích lên huyệt đạo là đủ. 

Thứ 177. HUYỆT PHI DƯƠNG

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Phi” có ý là cao, "Dương” là chỉ phía ngoài của cơ thể. II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm phía ngoài cẳng chân, cách điểm giữa mắt cá chân ngoài 7 đốt ngón tay về phía trên nhưng lệch ra mé sau chừng một đốt ngón tay. Men theo mé ngoài gân gót chân, lần lên phía trên sẽ phát hiện một vị trí mà cơ bắp khá mềm, huyệt Phi dương nằm tại đó.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này rất có hiệu quả trong chữa trị các triệu chứng như chân tê dại vì bệnh phù chân, đau đầu gối và xương ống chân, ngón chân không thể vận động co duỗi; hoa mắt chóng mặt, sung huyết đầu, ngạt mũi, sổ mũi... Theo quan điểm của Đông y: nhiều lúc bộ phận cơ thể phía trên rốn bị đau thì sử dụng các huyệt đạo phía dưới rốn để chữa trị và ngược lại. Sỡ dĩ như thế là vì đã nắm bắt được sự tương phản của các chức năng giữa nửa thân trên và nửa thân dưới trong cơ thể con người, chúng có khả năng khống chế và hỗ trợ lẫn nhau; khoa học hiện đại cũng chứng minh được điều đó. Vì thế, mặc dù huyệt Phi dương nằm ở chân nhưng nó không chỉ trị liệu các triệu chứng bệnh ở chân mà với các triệu chứng bệnh của nửa thân trên như sung huyết đầu, ngạt mũi... nó cũng phát huy cao độ hiệu quả chữa trị.

Thứ 178. HUYỆT TRÚC TÂN

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Trúc” có ý nghĩa là xây dựng, kiến lập, “Tân” có nghĩa là khách quý, là thuận tùng, dẫn dắt... Chữ “Tân” thêm chữ “Nhục” (thịt) ở bên cạnh thì có ý nghĩa chỉ xương ống chân và phía dưới đầu gối tức là chỉ xương cẳng chân. Vì thế tên của huyệt đạo này biểu thị nó là huyệt đạo quan trọng nằm ở mé sau xương ống chân (xương chày), ở vị trí mà khi đi bộ cơ bụng chân nổi gồ lên.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Nó nằm trên mé sau cẳng chân, phía trên điểm giữa mắt cá trong chừng 5 đốt ngón tay nhưng hơi lệch về phía sau chừng một đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có hiệu quả trong việc chữa trị các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, ói mửa do say rượu, say tàu xe, cơ thể nhiễm lạnh, sung huyết đầu gầy ra; đau nhức vùng phía sau đầu gối đến cẳng chân, điên khùng, nhức đầu, đau lưng, đau tuyến tiền liệt, đau bụng dưới, kiết lỵ...

Khi vận động nặng hoặc đi bộ quãng đường dài thì cơ bắp sẽ mệt mỏi làm cho cơ gân căng cứng, dễ dẫn đến co thắt bắp chân vùng gần huyệt đạo này. Khi cẳng chân có hiện tượng co giật, dùng khăn nóng lau và ủ ấm khu vực ấy, sau đó tiến hành xoa bóp, massage mạnh lên các cơ bắp, sẽ có kết quả khả quan. Huyệt Trúc tân là một trong những huyệt có hiệu quả giải độc cao như đối với bệnh trẻ em bị nhiệt độc trong thai (thể hiện ở các bệnh trên da mặt và da đầu của trẻ sơ sinh), hoặc các loại bệnh bị nhiễm độc khác. Đối với các triệu chứng như cơ thể quá mệt mỏi, mất ngủ, phù thũng do bệnh tật gây nên hoặc tinh lực suy yếu do quá mất sức... kích thích lên huyệt đạo này cũng có hiệu quả tích cực.

Thứ 179. HUYỆT TAM ÂM GIAO

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Tam âm” là huyệt đạo quan trọng, nằm ở vị trí 3 đường kinh lạc của chức năng Tụy, Gan, Thận giao hội.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ven mé sau xương cẳng chân, cách mép trên mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng đau nhức eo lưng và chân do bị hàn lạnh; các bệnh phụ khoa, bệnh hệ sinh dục nam kể cả chứng liệt dương. Đối với bệnh phụ khoa, nó rất có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng kinh nguyệt không đều, khó mang thai, đau niêm mạc nội tử cung, bạch đới, hư lạnh và các triệu chứng của tuổi cao như đau lưng, quá béo hoặc quá gầy... Ngoài ra, với bệnh đái tháo đường, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang, cảm giác quá đầy bụng, kiết lỵ, táo bón, đau khớp xương chân, tê bại chân dưới, phù chân, viêm dạ dày, viêm ruột và chứng đái dầm do cơ thể hư lạnh gây nên..., huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị. Huyệt Tam âm giao nổi tiếng xưa nay vì đốt cứu lên nó sẽ cải thiện được tình trạng suy nhược cơ thể cả nam lẫn nữ hoặc suy nhược dạ dày làm suy yếu sức khỏe. Nó thường được sử dụng cùng với huyệt Túc tam lý để thúc đẩy việc tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Thái” có ý là hết sức quan trọng, còn từ “Khê” chỉ khe, vực, khe núi, vực thẳm... tức là chỗ lõm sâu, khe sâu. Vì thế tên của huyệt đạo có ý biểu thị nó là huyệt đạo quan trọng nằm ở chỗ lõm trên chân; để kiểm tra sinh lực của nguyên khí Tiên thiên vốn có khi sinh ra mạnh hay yếu và đồng thời là huyệt đạo có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Dùng đầu ngón tay trỏ ấn vào chỗ lõm phía sau mắt cá chân trong, rồi khẽ di chuyển lên xuống quanh vị trí ấy, nếu sự kích thích truyền lan đến lòng bàn chân; thì đó chính là vị trí của huyệt đạo.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Nó không chỉ có hiệu quả trị liệu đối với các triệu chứng bệnh đau chân như bị chuột rút, trẹo chân mà còn có tác dụng trị liệu đối với nhiều loại bệnh trên khắp cơ thể như hoa mắt chóng mặt do bệnh huyết áp, hoặc choáng váng do đứng lên đột ngột (rối loạn tiền đình), đau lỗ tai, ù tai, viêm tai giữa, phong thấp khớp mạn tính, mẩn ngứa, mề đay, bớt, tàn nhang, đau tuyến tiền liệt, liệt dương, kinh nguyệt đau, kinh nguyệt không đều, viêm thận, viêm bàng quang, đái dầm...Đối với các triệu chứng khác như thần kinh, tình cảm dao động mạnh, tinh thần quá hưng phấn, mất ngủ, sung huyết đầu, tay chân quá hư lạnh, viêm phế quản, sưng cuống họng, hen suyễn, buồn nôn, táo bón, trĩ... tác động lên huyệt đạo này có hiệu quả khắc phục.

Thứ 181. HUYỆT PHỤC LƯU

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Phục” có nghĩa là quay trở lại, phục phản; “Lưu” có ý là ngưng trệ, dừng lại, tích tồn; huyệt đạo này biểu thị nó ở vị trí mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tích tụ nhiều lần.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm sát mặt trước gân gót chân (nhượng chân) và cách điểm trung tâm mắt cá chân trong chừng 2 ngón tay về phía trên.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này đặc biệt có hiệu quả trong trị liệu bệnh phụ nữ mà nhất là đối với chứng cơ thể hư lạnh, trướng bụng dưới. Nó được sử dụng để chữa trị các triệu chứng đau kinh nguyệt nặng, hư lạnh cơ thể, chứng khó mang thai... rất hiệu quả. Ngoài ra, huyệt đạo này còn được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh dạ dày và đường ruột, chứng trướng bụng dưới, khắc phục triệu chứng đau tai, đau răng, phù thủng chân tay. 

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Côn lôn” là Thận sơn của Trung quốc, Côn lôn sơn là tên của một huyệt đạo. Ví chỗ gồ lên của mắt cá chân ngoài là Côn lôn sơn; cũng tương tự như thế, nằm ở chân núi, tức là chỗ lõm phía sau mắt cá chân ngoài chính là vị trí của huyệt đạo. Thuở trước, trong truyền thuyết thần thoại, nhân dân Trung quốc sùng bái núi Côn lôn là Thần sơn, nó không thuộc về đất mà thuộc về một Thánh địa trên trời; ngay đến chỗ ở của Thượng đế cũng được cho là tại khoảng không gian bên trên núi Côn lôn. Nhân dân tin rằng Côn lôn sơn ở trên trời, là khởi nguồn của sông Hoàng hà.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Ấn đầu ngón tay trỏ lên mép trên mắt cá chân ngoài, rồi dịch chuyển về phía sau, sẽ tìm thấy chỗ lõm phía trước nhượng chân (tức gân gót chân), đó chính là vị trí huyệt đạo.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu đối với các triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa, viêm khớp xương chân, phong thấp, chấn thương trẹo chân, viêm gân gót chân, đau chân và hư lạnh, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nhức đầu, chứng co giật của trẻ em, chảy máu cam, đau mắt... Nó cũng rất hiệu quả trong chữa trị đối với các triệu chứng như: chân hoặc mắt cá chân đau nhức dữ dội, sưng gót chân không thể đứng xuống đất được, cơ bắp căng cứng mà co giật, ngạt mũi hoặc sổ mũi nặng và cả với các triệu chứng phát sốt, kiết lỵ của trẻ em.

Thứ 183. HUYỆT THÂN MẠCH

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Thân” có nghĩa là rõ ràng, minh bạch; từ “Mạch” là mạch trong kinh mạch; theo quy định trong Đông y thì đường đi của các huyệt đạo có quan hệ đến các chức năng của cơ thể thì gọi là kinh lạc, trong đó những đường chạy dọc gọi là Kinh mạch, những đường chạy ngang thì gọi là Lạc mạch; mà Kinh mạch và Lạc mạch thì đem năng lượng sức sống của thân tâm tuần hoàn khắp nơi. Huyệt đạo mang tên Thân mạch rỗ ràng là một huyệt đạo có vị trí thuộc về Kinh mạch.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ngay chỗ lõm thẳng dưới mắt cá chân ngoài. III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này chuyên trị các triệu chứng đau mắt cá đến mức không thể đứng hoặc ngồi lâu, tâm thần dao động mạnh không sao trấn tỉnh được, đau đầu, hoa mắt chóng mặt; đồng thời cũng là huyệt đạo không thể thiếu trong chữa trị các chứng viêm khớp xương chân, phong thấp, trẹo khớp xương chân...

Thứ 184. HUYỆT TRUNG ĐỘC

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Trung” có nghĩa là ở giữa, là trung tâm, là cảm thụ (trúng), là chỗ ở (trong); "Độc” là cái mương, cái cống để bài trừ, loại bỏ các vật vô uế dơ bẩn, toát lên sự khinh bỉ. Huyệt đạo có tên Trung độc biểu thị là huyệt đạo nằm trên chỗ lõm dài chạy dọc giữa mé bên ngoài bắp đùi, đặc biệt hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh của chi dưới.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm trên đường thẳng chạy dọc mé ngoài bắp đùi, ngay tại giao điểm của đường thẳng ấy với đường chia tách cơ bắp đùi nằm phía trên đầu gối chừng 5 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này chủ yếu là để chữa trị các loại bệnh tật của chi dưới; như: vị trí cơ bắp đùi tách rời nhau ở mé ngoài bắp đùi bị đau nhức do bị hư lạnh, tê bại cơ, phù chân; cả với các triệu chứng của bệnh đau thần kinh toạ, đau dây thần kinh mé ngoài bắp đùi, bán thân bất tọa, đau lưng... huyệt đạo này cũng phát huy hiệu quả trị liệu cao.

Thứ 185. HUYỆT DƯƠNG LĂNG TUYỀN

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Dương lăng tuyền” là sự tương phản của Dương âm tuyền, “Âm” ở vị trí mé trong, "Dương” nằm ở phía ngoài. Như vậy: khi phần cơ thể bên trên rốn bị bệnh do hàn lạnh, mà thuộc phần "Âm" (tức bệnh của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể) thì dùng huyệt Âm lăng tuyền để chữa trị; còn gặp các triệu chứng như phát sốt, phù thũng, đau nhức mà thuộc “Dương” (tức là các bộ phận phía ngoài của cơ thể) thì sử dụng huyệt Dương lăng tuyền để trị liệu mới hiệu quả; đó là kinh nghiệm từ cổ chí kim. Huyệt đạo này có biệt danh là Cân hội, tức là muốn nói đến huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu các triệu chứng bệnh của gân cơ, như sự vận động không linh hoạt của đôi chân, co giật cơ bắp (chuột rứt)...

Một phần của tài liệu Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2 (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)