Các bên tham gia

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN DAP (Trang 31)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.1.1. Các bên tham gia

Bên A: Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Long Đạt

Bên B: Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương (VNT logistics)

3.1.2.Quá trình đàm phán

3.1.2.1. Khảo giá, tìm kiếm doanh nghiệp uy tín

Khảo giá, tham khảo nhiều nguồn thông tin, thị trường khác nhau về tên, địa chỉ hãng vận chuyển; tên và đặc điểm phương tiện; khối lượng; cảng bến bốc/ dỡ; cước phí và điều kiện thanh toán; các điều khoản khác.

Sau khi tham khảo thị trường Công ty Long Đạt quyết định lựa chọn VNT logistics là công ty vận chuyển do VNT logistics là công ty uy tín với kinh nghiệm lâu năm, mạng lưới trải rộng, với nhiều loại hình dịch vụ và giá cả hợp lý phù hợp với mọi yêu cầu mà Công ty Long Đạt đề ra.

Công ty Long Đạt cần gửi Đơn đặt hàng, bằng hình thức email. Trong Đơn đặt hàng, cần có ghi rõ các nội dung sau:

 Thông tin chi tiết đầy đủ về doanh nghiệp, người giao hàng (Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)

 Thông tin chi tiết hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, khối lượng, loại hàng hóa, điều kiện giao hàng, tổng tiền, chất lượng, mẫu mã…)

 Thông tin chi tiết về phương tiện vận chuyển  Điều kiện và cách thức thanh toán

 Thông tin về số lượng container cần đặt  Thông tin về cảng bốc, cảng dỡ

3.1.2.2. Nội dung đàm phán

Giai đoạn chuẩn bị đàm phán :

 Lập kế hoạch, chuẩn bị các thông tin cho cuộc đàm phán.

 Người đại diện đàm phán phải có đầy đủ kiến thức, trình độ về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, các yếu tố về pháp lý.

 Lựa chọn hình thức đàm phán trực tiếp do hai công ty đều có trụ sở tại Hà Nội, địa điểm đàm phán tại trụ sở của Công ty VNT Logistics tại Số 2 Bích Câu, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

 Thời gian đàm phán ấn định: 30/9/2021

Tiến trình đàm phán

 Công ty Long Đạt thuê Công ty VNT logistics cung cấp các dịch vụ sau:  Vận chuyển hàng hóa từ kho của Công ty Long Đạt đến cảng Hải Phòng

 Chịu trách nhiệm book tàu vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến cảng Busan  Làm việc với Công ty thành viên Mitsui- Soko chi nhánh Hàn Quốc để Công ty

Mitsui-Soko chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ cảng Busan đến kho của người nhập khẩu trong nội địa Hàn Quốc.

 Hai bên tiến hành đàm phán các điều khoản trong hợp đồng, thương lượng về vấn đề xảy ra trong quá trình giao nhận hàng hóa: thủ tục hải quan, dỡ hàng, giao nhận hàng hóa tại cảng và kho của người nhận. Đề cập cụ thể đến các điều khoản về hàng hóa, thời gian và phương thức giao nhận, thời gian và phương thức vận chuyển, yêu cầu trong quá trình vận chuyển, thanh toán phí dịch vụ, những yêu cầu về bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp nếu có.

 Mọi trách nhiệm vàquy định đãđược nêu rõ trong hợp đồng. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng với các điều khoản trong hợp đồng và tạo điều kiện tốt nhất cho nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng.

3.1.2.3. Ký kết hợp đồng vận tải

Hợp đồng vận tải được ký trực tiếp tại buổi đàm phán vào ngày 30/9/2021.

3.2.Phân tích ni dung chính hợp đồng logistics/ chng t vn ti

3.2.1.Phân tích nội dung chính hợp đồng logistics

ĐIỀU 1: PHẠM VI CÔNG VIỆC

Bên A đồng ý để bên B thực hiện:

- Vận tải nội địa và làm thủ tục hải quan từ số 6/95 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội đến cảng Hải Phòng để xuất hàng.

- Vận chuyển hàng hóa quốc tế từ cảng Hải Phòng đến cảng Busan, Hàn Quốc hàng nguyên container (không được phép chuyển tải)

Nhật xét:Điều khoản đã nên rõ nghĩa vụ và quyền của các bên B. Đặc biệt trong phạm vi công việc của bên B có nêu rõ bên B không được phép chuyển tải trong quá trình vận chuyển hàng đó và đó là lý do chính dẫn đến tranh chấp phát sinh giữa người nhập khẩu và

công ty logistics.

ĐIỀU 2: ĐIỀU KHOẢN VỀ CHI PHÍ

- Đối với chặng vận tải nội địa từ Hà Nội đến cảng Hải Phòng chi phí chi trả là 390USD

- Đối với vận chuyển đường biển đến Busan, Hàn Quốc chi phí chi trả là 1520USD, chi phí này đã bao gồm Phí dịch vụ, Phí hóa đơn, nâng/hạ hàng, phí môi giới hải quan, phí vận chuyển

Nhận xét: Hợp đồng nêu rõ về giá trong cả 2 chặng vận chuyển là nội địa nước người

bán và chặng quốc tế và các chi phí phát sinh khác, đồng thời nêu rõ về người chịu trách nhiệm đối với các chi phí này. Tuy nhiên, hợp đồng chưa đề cập đến phương tiện vận chuyển, quy cách đảm bảo kỹ thuật, giấy tờ đảm bảo hàng đến nơi an toàn.

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

- Điều khoản chỉ ra bên A sẽ thanh toán cho bên B ngay khi bên B hoàn thành trách nhiệm của mình trong vòng 10 ngày.

- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển tiền quốc tế TTR vào tài khoản Vietcombank của bên B

Nhận xét:

- Hợp đồng đề cập việc thanh toán tất cả các chi phí dịch vụ sẽ thực hiện một đợt duy nhất, trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Tuy nhiên, hợp đồng chưa đề cập đến mức phạt nếu như Bên A vi phạm thời hạn thanh toán, thanh toán chậm -> Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của Bên B.

- Phương thức thanh toán TTR không cần thiết vì 2 bên đều ở cùng một quốc gia Việt Nam. Phương thức chuyển khoản qua ngân hàng thông thường nên được ưu tiên sử dụng hơn trong trường hợp này vì có những ưu điểm như nhanh chóng, thủ tục đơn giản.

- Bên A phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu và thông tin liên quan đến nhập xuất

hàng hóa cho bên B

- Bên B đảm bảo an toàn cho hàng hóa của bên A từ công ty bên A đến cảng nội địa và từ cảng nội địa đến cảng Busan

- Bên B có trách nhiệm làm thủ tục, bàn giao đầy đủ, kịp thời các chứng từ tiên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa. Nếu có bất kỳ sự chậm trễ, sơ suất nào đó của bên B thì bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng

Nhận xét:Điều khoản đã nêu rõ nghĩa vụ của các bên. Điều khoản được soạn thảo chặt chẽ thể hiện sự đối ứng giữa quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN VỀ VI PHẠM VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

- Nêu 2 bên vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng hoặc không thực hiện nghĩa vụ và vi phạm không được khắc phục trong phòng 7 ngày sau khi đã thông báo bằng văn bản cho bên kia, thì bên kia có thể chấm dứt hợp đồng.

- Việc chấm dứt không phương hại đến việc yêu cầu bồi thường và cũng không làm giảm nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng

Nhận xét:Điều khoản chưa chỉ ra được các khoản bồi thường cụ thể như thế nào nếu có tranh chấp xảy ra. Cũng như nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng xảy ra là nguyên nhân trực tiếp.

ĐIỀU 6:TRỌNG TÀI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

- Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng hiện tại sẽ được giải quyết cuối cùng thông qua thương lượng hữu nghị giữa hai bên.

- Nếu không thể giải quyết được, tranh chấp sẽ được đệ trình lên Trung tâm Trọng tài

Quốc tế Việt Nam để giải quyết. Phán quyết do hội đồng trọng tài đưa ra sẽ có giá trị ràng buộc cuối cùng đối với cả hai bên.

Nhận xét:Điều khoản đã chỉ rõ xảy ra tranh chấp, hai bên sẽ sử dụng phán quyết cuối cùng của Tòa án Trọngtài quốc tế Việt Nam. Việc quy định trước như thế này là cần thiết để thuận lợi giải quyết các tranh chấp sau này, tránh trường hợp các bên không thực hiện phán quyết của trọng tài.

- Mọi thông báo, đề nghị, yêu cầu,... sẽ được đưa ra bằng văn bản và gửi trực tiếp, fax, thư bảo đảm đến địa chỉ các bên trong hợp đồng

- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc hợp đồng. Mọi vướng mắc phải được thông báo bằng văn bản trước 7 ngày

- Hợp đồng có giá trị hiệu lực từ ngày ký, mỗibên giữ một bản

Nhận xét:

- Điều khoản này quy định rõ ràng, chi tiết các quy định pháp lý các bên khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

- Có thể thêm chi tiết: ”Những thay đổi phải được làm như một bản phụ lục không tách rời củahợp đồng” để hạn chế việc sửa chữa trực tiếp lên hợp đồng gốc dễ gây sai sót.

Nhận xét chung toàn hợp đồng: Bản hợp đồng tổng quan đã nêu được những thông tin căn bản và điều khoản cần thiết cho một hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên qua việc phân tích nội dung hợp đồng giữa hai công ty nhóm đề xuất hợp đồng vẫn cần phải bổ sung thêm một số điều khoản và thông tin cần làm rõ hơn như:

- Điều khoản về đối tượng vận chuyển: trong hợp đồng chưa nhắc tới thông tin rõ ràng về tên hàng cũng như số lượng hànghóa, chưa chắc chắn thông tin có chính xác như trong hợp đồng xuất nhập khẩu hay không. Việc có thông tin về hàng hóa cũng như đặc tính sản phẩm là cần thiết cho quá trình vận chuyển trong việc bảo quản, lưu trữ,...

- Điều khoản về phương tiện vận chuyển: Trong hợp đồng cũng chưa nêu rõ phương tiện vận chuyển mà hai bên thống nhất sử dụng là gì. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp nếu như forwarder không lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp dẫn đến hư hại hàng hóa. Cũng cần bổ sung thêm về chi phí phạt nếu như forwarder đưa phương tiện đến chậm hơn so với lịch giao hàng. Ngoài ra Công ty VNT có quyền không nhận hàng chuyên chở nếu bên công ty xuất khẩu giao hàng không đúng như trong vận đơn.

- Điều khoản về đăng ký bảo hiểm: Trong hợp đồng chưa đề cập đến việc đăng ký bảo hiểm cho hàng hóa. Khi sử dụng phương thức DAP, người xuất khẩu sẽ phải chịu mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng ở nơi người mua, chính vì thế việc mua bảo hiểm cho hàng hóa là việc vô cùng cần thiết.

3.2.2.Phân tích chứng từ vận tải - Bill of Lading

(2) Tên vàLogo người chuyên chở: Hãng tàu Evergreen

(3) Loại vận đơn: Vận đơn đường biển. (4) Người gửi hàng:

Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Long Đạt

Địa chỉ: Số 6, Ngõ 95, Đường Hồ Tùng Mậu, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội.

(5) Người nhận hàng: khi có lệnh của ngân hàng Busan.

(6) Bên nhận thông báo:

Công ty TNHH SH Timber

Địa chỉ: Số 59, đường Gadal 1, quận Gangseo, thành phố Busan, HànQuốc.

(7) Tàu vận chuyển: UNI-ACCORD mã hiệu chuyến đi 0917-696N

(8) Nơi nhận hàng xuất khẩu(Place of receipt): Cảng Hải Phòng, Việt Nam

(9) Cảng xếp hàng(Port of loading): Cảng Hải Phòng, Việt Nam

(10) Cảng dỡ hàng(Port of discharge): Cảng Busan, Hàn Quốc

(11) Nơi giao hàng(Place of delivery): Cảng Busan, Hàn Quốc

(12) Thông tin container:

Số lượng container: 5

Loại container: 40 feet

 Mã container, mã niêm phong

oEGHU9664739 - EMCJEW7831

oEGHU9669807- EMCJEW7841

oTCNU3040743 - EMCJEW7851

oTLLU5155260 - EMCJEW7861

oTGBU8030368 - EMCJEW7871

(13) Mô tả hàng hóa và cách đóng gói

Tên hàng: Gỗ dán Việt Nam

Kích thước: 11.5mm x 910mm x 1820mm

Mã HS: 4412 31 5090 (Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự).

.Đây là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) phát hành. Dựa vào mã số này,

cơ quan hải quan sẽ áp thuế suất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trongnước và xuất nhập khẩu.

Xuất xứ: Việt Nam

Người gửi hàng bốc hàng, đếm hàng và cân hàng

Tổng số lượng: 125 kiện (PKGS)

Mỗi container chứa 25 kiện tương đương với khối lượng 22900 kg và thể tích 47.62

CBM.

(14) Khối lượng cả bì (gross weight): 114,500.000 kg Thể tích: 238.1000 CBM. CBM là Cubic Meter.

⇒Mục số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu mô tả hàng hoá đã ghi phù hợp và chính xác với phiếu đóng gói cũng như hóa đơn thương mại.

(15) Đóng dấu “Proofread” Vận đơn nháp

Đây là một bản thảo vận đơn do người vận chuyển làm dựa trên cơ sở các thông tin về hàng hóa (tên hàng, khối lượng, trọng lượng, ký mã hiệu, tên và địa chỉ người gửi, người nhận hàng hoặc người có quyền ra lệnh giao hàng, người cần được thông báo…) do người gửihàng cung cấp; có điền thêm tên tàu, cảng xếp, dỡ hàng…để gửi lại người gửi hàng đọc và kiểm tra lại . Bản vận đơn này hoàn toàn không có giá trị dùng để chuyển nhượng, giao dịch thanh toán hay nhận hàng khiếu nại hoặc kiện tụng.

(16) Phương pháp giao hàng: FCL/FCL là Full container load to Full container load

(Vận chuyển nguyên container)

(17) Thanh toán cước vận chuyển: cước trảtrước

(18) Số lượng B/L bản gốc được phát hành(No. of Original ): 3 bản

(19) Ngày, địa điểm phát hành B/L (place and date of issue): Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2021.

(20) Ngày hàng được xếp lên tàu (Laden on board): ngày 06 tháng 10 năm 2021 tàu

UNI-ACCORD mã hiệu chuyến đi 0917-696N tại cảng Hải Phòng, Việt Nam.

(21) Điều kiện: DAP cảng Busan, Hàn Quốc.

Nhận xét:

Vận đơn đạt chuẩn, cung cấp đầy đủ những thông tin thiết yếu mà một vận đơn cần

Đây là loại vận đơn theo lệnh cụ thể là theo lệnh của ngân hàng mở L/C - ngân hàng

Busan (Hàn Quốc).

Vận đơn được phát hành là vận đơn đường biển. Người chuyên chở có nghĩa vụ vận tải từ cảng đầu tới cảng đích, không phải thực hiện nghĩa vụ vận tải ngoài cảng. Cảng dỡ

hàng vàđịa điểm giao hàng cuối trùng nhau.

 Các số liệu về thời gian, khối lượng, số lượng đều trùng khớp so với các chứng từ khác trong bộ chứng từ.

Trên vận đơn có ghi số hiệu container và số chì rõ ràng nhằm giúp người vận chuyển và người nhận bên phía người mua có thể nhận đúng được container chứa hàng của mình.

Vận đơn được làm thành 3 bản gốc, một vận đơn gửi cùng hàng hóa cho người nhận, một vận đơn do người gửi hàng giữ, một vận đơn người chuyên chở giữ.

Cước trả trước: Vận đơn cho thấy người gửi hàng là người thuê tàu và phải trả các

khoản cước phí phù hợp với điều kiện DAP. Do bên thuê tàu là bên gửi hàng, người thuê tàu phải thanh toán cho người chuyên chởtrước khi hàng được gửi.

3.2.3.Phân tích Booking Confirmation

Bên cấp booking (carrier): EVERGREEN LINE

Số booking: 237100486471

Tên tàu, số chuyến: UNI-ACCORD 0917 - 696N

Cảng nhận hàng (Port of receipt): HaiPhong, Vietnam,Socialist Republic of

Vietnam

Cảng bốc hàng (Port of loading): HaiPhong, Vietnam,Socialist Republic of

Vietnam

Thời gian cut off (closing time): 2021/10/05 10:00 a.m

Thời gian dự kiến tàuđi: 2021/10/06

Thời gian dự kiến ngày tàu đến: 2021/10/17

Cảng chuyển tải (Transship Port): KAOHSIUNG

Cảng dỡ hàng (Port Of Discharge): Busan, Korea, Republic Of Korea

Cảng giao hàng cuối cùng (Final Destination): Busan, Korea, Republic Of Korea

Đơn vị vận tải: LONG DAT IMPORT EXPORT AND PRODUCTION

Phương thức giao nhận: hàng nguyên FCL

Tên hàng: Ván ép (plywood)

Thông tin về container: 5 cont 40 tấn

Phương thức thanh toán cước: Trả trước

Bốc hàng từng phần: Cho phép

 Người bán cam kết không đấu thầu vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào có tính chất nguy hiểm, dễ nổ, ăn mòn, độc hại, dễ cháy, phóng xạ hoặc gây hư hại.

 Người vận chuyển có toàn quyền, theo quyết định riêng của mình, từ chối vận

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN DAP (Trang 31)